Aa

Nhiều kỳ vọng về xử lý nợ xấu của dự thảo nghị quyết mới

Thứ Ba, 23/05/2017 - 15:20

Trong bối cảnh nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu đang có nguy cơ tăng trở lại, Chính phủ đã nêu rõ sự cần thiết của nghị quyết mới về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Sáng 22/5, tại Hà Nội, kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa IV đã chính thức được khai mạc. Trước đó, liên quan đến tình hình nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu đang có nguy cơ tăng trở lại, một hồ sơ dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, phục vụ kỳ họp. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ, giải phóng lượng vốn khổng lồ lên tới hơn 600.000 tỷ đồng. 

Theo tờ trình của Chính phủ, tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý chiếm 5,8%, nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, thì chiếm 10,08% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế.

Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nghị quyết lần này đã gỡ được rất nhiều nút thắt hiện nay trong việc xử lý nợ xấu.

Thứ nhất, dự thảo nghị quyết cho phép VAMC được mua các khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro đang hạch toán ngoài bảng và chuyển đổi các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua theo giá trị thị trường.

Thứ hai, về quyền thu giữ tài sản đảm bảo, nhiều nút thắt trong luật đất đai hiện hành đã được xử lý. Cụ thể, bên có tài sản phải có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho các tổ chức tín dụng (TCTD) để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm và quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo nghị quyết quy định bao gồm toàn bộ nợ xấu hiện có và nợ phát sinh trong giai đoạn có hiệu lực của nghị quyết.

Thêm vào đó, dự thảo nghị quyết mới đảm bảo cho quyền thu giữ tài sản đảm bảo của các TCTD. Điều này giúp các TCTD rút ngắn thời giam thu hồi nợ, giảm thiểu tình trạng chây ỳ của người vay nợ.

Một điểm đáng chú ý khác là dự thảo mở ra hướng hỗ trợ, cho phép phân bổ số lãi dự thu đã ghi nhận của các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng của tổ chức tín dụng chưa thoái theo quy định giãn ra trong lộ trình không quá 10 năm.

BVSC cho rằng, nếu được thông qua, Nghị quyết về xử lý nợ xấu sẽ sớm được đưa vào thực hiện, giúp đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu.

Diễn biến trên TTCK phiên hôm gần đây cũng cho thấy kỳ vọng rất lớn của nhà đầu tư liên quan đến vấn đề này khi nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng mạnh và trở thành nhóm dẫn dắt cho chỉ số chung. Nhóm cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm của thị trường phiên đầu tuần khi VCB, BID, CTG, EIB, MBB đều tăng giá lên mức trần hoặc sát trần hoặc nâng tỷ trọng phần danh mục ngắn hạn lên trên mức trung bình nếu phần tỷ trọng này vẫn còn đang ở mức thấp.

Dự thảo nghị quyết có 18 điều, gồm một số quy định chưa được quy định tại các luật hiện hành và một số quy định khác với quy định tại các luật hiện hành, thời hạn hiệu lực là 5 năm, kể từ ngày 1/7/2017.

Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo nghị quyết quy định bao gồm toàn bộ nợ xấu hiện có và nợ phát sinh trong giai đoạn có hiệu lực của nghị quyết.

Nợ xấu được quy định tại nghị quyết là các khoản nợ không có khả năng thu hồi hoặc được đánh giá không có khả năng thu hồi một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi khi đến hạn thanh toán, được phân loại vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có nguy cơ mất vốn. Phạm vi, nguyên tắc và phương pháp xác định nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nghị quyết còn bao gồm các quy định về bán nợ xấu và tài sản bảo đảm theo giá thị trường, về mua bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm...

Dự thảo nghị quyết cũng cho phép VAMC được mua các khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro đang hạch toán ngoài bảng và chuyển đổi các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua theo giá trị thị trường.

Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân bao gồm cả các pháp nhân, cá nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ cũng là nội dung được thể hiện tại dự thảo.

Nhằm tăng hiệu quả hoạt động xử lý tài sản bảo đảm qua tòa án, dự thảo nghị quyết cũng quy định về áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm và quyền xử lý tài sản bảo đảm. 

(Theo VnEconomy )

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top