Thanh khoản sụt giảm
Chốt phiên giao dịch ngày 16/2, VN-Index giảm nhẹ 0,65 điểm xuống 1.492,1 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 702,5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 20.046 tỷ đồng. Toàn sàn có 249 mã tăng giá, 183 mã giảm giá và 59 mã đứng giá.
Ngược lại, tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,04 điểm, lên 292 điểm với 92 mã tăng, 69 mã giảm.
Thanh khoản tuần vừa qua cũng sụt giảm đáng kể, trung bình mỗi phiên nhà đầu tư giao dịch 14,235,86 tỷ đồng (-18,09%), đồng thời số lượng cổ phiếu giao dịch cũng chỉ đạt 791,25 triệu cổ phiếu (-22,4%).
Ở phiên giao dịch 16/12 HNX-Index giảm nhẹ 0,26 điểm (-0,12%) xuống 212,95 điểm. Thanh khoản phiên hôm nay chưa được cải thiện rõ nét khi chỉ xấp xỉ phiên trước đó và vẫn thấp hơn mức trung bình của 20 phiên gần nhất.
Khối ngoại mua ròng 313,67 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua của khối ngoại tập trung tại các cổ phiếu như: HPG, SSI, VND, NVL, DIG… Ở chiều ngược lại: VRE, MSN, VNM, VIC, STB… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Theo công ty chứng khoán MB, thị trường trong nước tiếp tục tăng điểm trong xu hướng đi ngang kể từ đầu tháng 12. Đây là tuần có nhiều sự kiện trong và ngoài nước tác động đến thị trường. Ở bên ngoài, mặc dù mức tăng lãi suất nằm trong dự đoán của thị trường nhưng chứng khoán thế giới vẫn giảm điểm. Ở trong nước, đây là phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 12, thị trường đi lên nhờ nhóm bluechips (cổ phiếu của công ty có uy tín và tình hình tài chính vững chắc, giá trị vốn hóa thị trường lớn).
Cũng theo quan điểm của Công ty chứng khoán Tân Việt, thị trường đang tăng điểm chậm rãi và tiếp tục tích lũy chờ cơ hội bùng nổ mới. Trong các phiên kế tiếp, dự báo thị trường vẫn tăng giảm đan xen với xu hướng đóng cửa cao dần. Tuy nhiên, việc chỉ số đi ngang quá lâu trước vùng kháng cự vẫn sẽ tiềm ẩn nguy cơ các nhịp điều chỉnh mạnh mang tính rũ bỏ. Hỗ trợ tích cực của thị trường hiện tại trong ngắn hạn vẫn ở quanh vùng 1.000 - 1.030 điểm.
VCBS cho biết thêm, chỉ số VN-Index sẽ chưa thể xuất hiện xu hướng hồi phục vững chắc trong những phiên tới.
Ngành thép vụt sáng
Trong bối cảnh trên, thị trường ghi nhận giá cổ phiếu ngành thép có sự bứt phá mạnh mẽ. Cụ thể, trong phiên này, mã HPG (cổ phiếu Thép Hòa Phát) tăng 5,4%, lên 20.400 đồng với khối lượng giao dịch thành công hơn 55 triệu cổ phiếu; mã HSG (cổ phiếu Tập đoàn Hoa Sen) và mã NKG (cổ phiếu thép Nam Kim)… cũng tăng giá kịch trần 6,7% và 6,8%.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương cho rằng, nhóm cổ phiếu thép có được lực cầu nổi trội nhất với mức tăng trên 5%. Ở chiều ngược lại, lực bán liên tục gia tăng ở nhóm cổ phiếu bất động sản khiến nhóm này chìm trong sắc đỏ với mức giảm 6,74%.
Nhóm cổ phiếu bất động sản diễn biến rất tích cực trong phiên 16/12 với nhiều mã tăng trần như: CEO, CKG, DIG, FDC, LDG, NBB, QCG, SCR, SGR, VRC. Điều đáng tiếc là cổ phiếu vốn hóa lớn nhất nhóm này là VIC lại giảm giá 1%.
Nhìn cả tuần, thị trường chứng khoán trong nước dù để mất điểm ở phiên cuối tuần, nhưng vẫn khép lại một tuần tăng nhẹ trong xu hướng đi ngang. Tâm lý nhà đầu đang dần trở nên ổn định hơn nhưng thanh khoản thị trường chưa có sự cải thiện đáng kể, cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa thực sự có niềm tin vào thị trường và chờ đợi xu hướng mới.
Theo các chuyên gia của MBS, tuần này, thị trường trong nước ngược dòng chứng khoán thế giới một phần nhờ khối ngoại tiếp tục mua ròng sang tuần thứ 6 liên tiếp, mặt khác dù thanh khoản giảm nhưng thị trường vẫn có sự phân hóa tích cực, dòng tiền có sự luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu tín hiệu như: thép, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản vừa và nhỏ.
“Tuần sau, cung cầu thị trường sẽ trở lại trạng thái cân bằng và phản ánh rõ hơn diễn biến của thị trường. Trong bối cảnh chứng khoán thế giới điều chỉnh giảm sang tuần thứ 2 liên tiếp và thanh khoản thị trường thường giảm do yếu tố mùa vụ cuối năm. Trong kịch bản tích cực, thị trường có khả năng giao động trong xu hướng đi ngang ở vùng 1.024 - 1.063 điểm” - chuyên gia của MBS dự báo./.