Aa

Nhức nhối cơn sốt đất ở nơi sắp thành đặc khu: Giá tăng dựng đứng, “cò” đất lên ngôi

Thứ Hai, 09/04/2018 - 14:10

Vì sao đất nền Gia Lâm trở thành "miếng bánh ngon" cho nhà đầu tư?; Bầu Hiển tham vọng biến SVĐ Hàng Đẫy thành quần thể văn hóa, dịch vụ; Nhức nhối cơn sốt đất ở nơi sắp thành đặc khu: Giá tăng dựng đứng, “cò” đất lên ngôi... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua,

Thị trường bất động sản TP.HCM: Dịch chuyển lớn sau vụ cháy chung cư Carina

DKRA Việt Nam vừa đưa ra báo cáo về thị trường bất động sản quý I năm 2018, theo đơn vị này phân khúc chung cư sẽ giảm nhiệt sau hai vụ cháy chung cư gây thiệt hại lớn về người và của, cũng chính vì tác động xấu này mà thị trường sẽ có dịch chuyển lớn trong những quý cộng lại đó là khách hàng sẽ quay về với phân khúc đất nền.

Nhận định chung về thị trường, DKRA Việt Nam cho rằng, quý I/2018 thị trường tiếp tục có diễn biến tích cực, nguồn cung dồi dào và sức cầu của thị trường khá tốt.

Ở phân khúc đất nền phân lô tại TP.HCM, khu Đông tiếp tục dẫn đầu nguồn cung và lượng tiêu thụ. DKRA Việt Nam ghi nhận có khoảng 970 nền cung cấp ra thị trường, bằng 44% so với nguồn cung của Quý trước (khoảng 2,211 nền quý IV/2017) và bằng 106% so với cùng kỳ quý I/2017. Tỷ lệ̣ tiêu thụ đạ̣t khoảng 83%. Khu Đông tiếp tục dẫn đầu khi chiếm đến 52% nguồn cung và 62% lượng tiêu thụ của toàn thị trường. Đáng chú ý, tỷ lệ tiêu thụ đất nền phân lô của riêng khu vực này đạt tới 100%. Giá đất tăng 5% – 10% so với quý trước, riêng khu vực quận 2 giá đất tăng 15% – 20% so với quý trước.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao đất nền Gia Lâm trở thành "miếng bánh ngon" cho nhà đầu tư?

Bức tranh giao dịch bất động sản khu vực Gia Lâm (Hà Nội) ngày càng trở nên sôi động hơn khi lượng giao dịch đổ về đây với tốc độ tăng chóng mặt.

Theo thống kê của Công ty Cổ phần Nhà đất Hùng Vương, huyện Gia Lâm trong 3 năm trở lại đây giá đất liên tục tăng, mỗi năm tăng từ 10 - 30% tùy vào xã và thị trấn. Trong vòng 3 năm, giá đất khu đô thị 31ha Trâu Quỳ tăng từ 17 - 35 triệu (tăng hơn 100%), đất Đa Tốn tăng từ 9 - 17 triệu ( gần 100%), đất Cổ Bi tăng từ 12 - 20 triệu (70%),...

Cùng với sự gia tăng của giá đất nền, lượng giao dịch đổ về Gia Lâm cũng tăng theo hướng tỷ lệ thuận. Cũng theo thống kê của Công ty Cổ phần Nhà đất Hùng Vương, lượng giao dịch mỗi năm tăng 130%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

GDP kinh doanh bất động sản tăng 3.56% trong quý I

Lĩnh vực dịch vụ, chiếm 43.7% GDP đạt tăng trưởng 6.7%, cũng là quý I có mức tăng cao nhất 10 năm. Nguyên nhân là nhờ mảng Lưu trú & ăn uống có cải thiện rõ rệt trong khi Bán buôn bán lẻ, Kinh doanh bất động sản và Tài chính ngân hàng bảo hiểm duy trì được mức tăng trưởng ổn định.

Cụ thể, Lưu trú & ăn uống hưởng lợi từ sự phát triển nhanh của ngành Du lịch. Trong quý I, doanh thu xuất khẩu du lịch đạt 2.8 tỷ USD, tăng 23.3% so với cùng kỳ.

Lượng khách quốc tế đến Việt nam trong quý I đạt 4.2 triệu lượt khách, tăng 30.9% (cùng kỳ tăng 29%). Trong đó, khách đến từ Hàn Quốc tăng 69.2%, là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất và tốc độ tăng đã gấp đôi cùng kỳ 2017. Trung Quốc tiếp tục là thị trường du lịch lớn nhất với 1.35 triệu lượt khách, tăng 42.9%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bầu Hiển tham vọng biến SVĐ Hàng Đẫy thành quần thể văn hóa, dịch vụ

Chia sẻ với báo chí về tham vọng đầu tư và nâng cấp SVĐ Hàng Đẫy, khu “đất vàng” giữa trung tâm Hà Nội, ông Hiển cho rằng: “SVĐ Hàng Đẫy đang bị xuống cấp trầm trọng, không đủ tiêu chuẩn của một SVĐ mà AFC đặt ra. Vì vậy, kế hoạch đầu tư vào SVĐ Hàng Đẫy sẽ là xây lại toàn bộ và nâng tầng để biến nơi đây trở thành một quần thể văn hóa – thể thao – du lịch.”

“Tham vọng của T&T không chỉ biến SVĐ Hàng Đẫy chỉ là quần thể dành riêng cho thể thao mà còn là một quần thể văn hóa, dịch vụ. Với mô hình thiết kế hiện đại, SVĐ Hàng Đẫy được kì vọng trở thành biểu tượng mới ở Thủ đô. Kế hoạch mở rộng SVĐ Hàng đẫy vẫn đảm bảo các hạng mục thể thao được giữ nguyên” – ông Hiển cho biết.

Trong kế hoạch thiết kế và xây dựng lại SVĐ Hàng Đẫy, dự án sẽ phải giải phóng mặt bằng thêm. Với tổng diện tích mở rộng là khoảng 3ha, dự kiến, Sở KH&ĐT Hà Nội hiện nay (tại đường Cát Linh) cũng nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng phục vụ dự án.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhức nhối cơn sốt đất ở nơi sắp thành đặc khu: Giá tăng dựng đứng, “cò” đất lên ngôi

Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) đang là những “địa chỉ vàng” cho những nhà đầu tư bất động sản, đặc biệt là khi những nơi này đã được quy hoạch thành đặc khu kinh tế.

Nhiều dịch vụ mua bán đất đai mọc lên như nấm sau mưa ở Phú Quốc, Kiên Giang. Ảnh: THANH MAI

Nhiều dịch vụ mua bán đất đai mọc lên như nấm sau mưa ở Phú Quốc, Kiên Giang. Ảnh: THANH MAI

Việc nhà đầu tư chấp nhận mua đất với giá trổ nóc như hiện nay, chứng tỏ đất Phú Quốc rất tiềm năng “ăn nên làm ra”. Một cán bộ nghỉ hưu ở Phú Quốc bày tỏ: “Giá đất tăng, đồng tiền dễ dàng kiếm được từ những thương vụ đất đai, với mặt trái của mình đã, đang và sẽ tiếp tục đưa tình người Phú Quốc đi xuống đến mức khó có thể níu giữ được”.

Làn sóng người người, nhà nhà ở Phú Quốc làm “cò” đất đã và đang phần nào gây ra sự ì ạch cho guồng máy Nhà nước. Bên cạnh những người “chuyên nghiệp” lập cơ sở có phòng ốc, nhà cửa biển hiệu “chính quy”, hay tận dụng quán càphê, quán ăn để gắn biển mua bán đất, còn có một bộ phận cán bộ, nhân viên tận dụng thời gian để làm “cò” theo lối “mì ăn liền”. Chính điều này đã xuất hiện tình trạng chấp nhận nghỉ việc “nước” để làm “cò”. Thậm chí, có người làm việc không toàn tâm, toàn ý. Một người trong cuộc xác nhận, gần đây, khi phát hiện 1 thành viên hưởng tiền “cò” đất lên đến 500 triệu đồng/vụ, cả đơn vị đã lao xao, rồi nhiều người tìm cách làm nghề tay trái.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top