Aa

Những điều cần tránh khi nhập trạch nhà mới

Thứ Hai, 30/01/2017 - 16:00

Thông thường, trước khi chuyển về làm việc hoặc ở ngôi nhà mới, người ta làm lễ nhập trạch. Đây là một tín ngưỡng dân gian nhưng hợp lẽ âm dương trời đất.

Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc. Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia phong thủy – Viện Huấn luyện Phong thủy 1Xu cho biết: “Giả định rằng, đất có thổ công, sông có hà bá, nơi nào cũng có thành hoàng, thổ địa, táo quân… cai quản.

Trước khi dọn đến, cần sắp một lễ để báo cáo các vị thần linh cho phải đạo, dẫu sao các vị ấy cũng giúp mình chăm sóc gia đình, che chở khó khăn, phù trì mọi sự. Cái đạo ấy cũng hạp với câu uống nước nhớ nguồn, ăn quản nhớ kẻ trông cây của người Việt vậy”.

Khi dọn vào nhà mới cần chú ý đến 2 vấn đề. Thứ nhất cần xem xét ngôi nhà (căn hộ) đó có phù hợp phong thủy với gia chủ hay không. Thứ hai chọn ngày giờ chuyển vào nhà mới. Ngày này phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình để lấy kết quả tốt nhất.

Mâm cỗ cúng trong lễ nhập trạch. Ảnh minh họa.

Mâm cỗ cúng trong lễ nhập trạch. Ảnh minh họa.

Theo ông Hoàng, để việc nhập trạch được thần linh hoan nghênh, thuận chiều trời đất thì gia chủ cần phải chuẩn bị ngày giờ nhập trạch, bốc bát hương, chọn vị trí lập bàn thờ, lễ cúng chay mặn.

Việc chuyển tới nhà mới phải thực hiện chính xác theo ngày giờ đã chọn sẵn và chỉ duy nhất người trong nhà mới được có mặt vào thời điểm này. Cần hiểu và phân biệt rõ ngày chuyển nhà và ngày tân gia (hay còn gọi là ngày mừng nhà mới) là khác nhau để không phạm phải sai lầm nghiêm trọng này.

Vị trí lập bàn thờ thường đặt tại cung thiên lộc, cung quý nhân nhưng kiêng chỗ sát khí của cửa lớn. Bốc bát hương nên nhờ nhà chùa hoặc mời thầy cúng có đức hạnh và pháp lực cao.  Lễ cũng tùy tâm. Ngày giờ cần phải hợp với tuổi của gia chủ.

Ông Hoàng phân tích: “Người trong nhà không thể tay không đến ở nhà mới, phải tham gia vào quá trình chuyển nhà. Việc chuyển đồ có thể trước hoặc sau lễ nhập trạch. Trong lễ nhập trạch có thể đun một ấm nước để khai bếp lấy lộc. Người đứng tên có thể nhờ nhưng người cúng bắt buộc phải gia chủ. Phúc họa tại mình, chẳng ai gánh nổi. Quan trọng nhất là khi cúng tâm - ý - khẩu phải hòa làm một thì thánh thần mới chứng cho, nhập gia mới trọn vẹn”.

Quan trọng nhất là khi cúng tâm - ý - khẩu phải hòa làm một thì thánh thần mới chứng cho, nhập gia mới trọn vẹn

Quan trọng nhất là khi cúng tâm - ý - khẩu phải hòa làm một thì thánh thần mới chứng cho, nhập gia mới trọn vẹn.

Các đồ vật quan trọng như bài vị cúng Tổ tiên, các thần phải được làm trước và phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Những người khác trong gia đình đi theo sau vào, mỗi người đều phải cầm trong tay tiền tài của cải.

Nhiều tài liệu cho rằng không nên để phụ nữ mang thai dọn nhà trong lễ nhập trạch nhưng theo ông Hoàng, điều này không ảnh hưởng, khi chuyển đồ cũng có thể mang đồ tượng trưng cho tài lộc, may mắn

Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào là cái chiếu (hoặc đệm) đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện thì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước … lễ vật để cúng Thần Linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần Linh rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Khi nhập trạch cần lưu ý, không nên ngủ trưa trong ngôi nhà mới của bạn vào đúng ngày chuyển nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật. Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm tại nhà mới.

Trong ngày nhập trạch cũng cần lưu ý không nên cãi vã, tranh luận, gây gổ, mắng mỏ trẻ nhỏ, thể hiện sự bực tức hay khóc lóc. Điều này sẽ mang lại sự không may mắn của gia chủ khi vào nhà mới. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top