Aa

Những “mặt tiền vàng” trên phố cổ Hà Nội cớ sao vẫn ế ẩm?

Thứ Sáu, 30/04/2021 - 06:00

Tính đến thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát tại Việt Nam nhưng nguy cơ vùng dịch vẫn tiềm tàng. Hàng loạt cửa hàng, mặt bằng tại các khu phố cổ Hà Nội vì thế vẫn ế ẩm, không tìm được khách.

Các tuyến phố nằm trong khu vực phố cổ vốn được mệnh danh là “tuyến phố kim cương” của Hà Nội. Hầu hết các mặt bằng được sử dụng làm cửa hàng kinh doanh dịch vụ khách sạn, ăn uống, làm đẹp, thời trang,… hướng đến nhóm khách du lịch nước ngoài. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên từ đầu năm 2020 đã có nhiều khách trả mặt bằng do không đủ vốn để cầm cự kinh doanh, không còn đủ tiền cho chi phí mặt bằng, nhân viên, điện nước…

Cảnh tượng trước đây khách phải xếp hàng để được đàm phán thuê nay thay bằng những tấm biển “cho thuê cửa hàng giá rẻ”, “khuyến mại giá thuê” của chủ nhà. Kể cả sau 3 lần dịch bùng phát và cũng đã được kiểm soát nhưng tín hiệu trở lại của khách thuê vẫn chưa thấy đâu.

Theo ghi nhận của PV Reatimes, hàng loạt nhà trên phố Hàng Bông treo biển rao bán nhà, cho thuê mặt bằng nhưng cả năm vẫn chưa có khách tới hỏi. Anh Dũng, chủ một căn nhà 2 mặt tiền, rộng 60m2 tại phố Hàng Bông cho biết, căn nhà anh đã rao bán từ cuối năm 2020 tới nay với giá 68 tỷ, tức là khoảng hơn 1,1 tỷ đồng/m2. Anh Dũng khẳng định “đây là mức giá hữu nghị nhất có thể, nếu không phải do tình hình dịch Covid-19, nhà này chắc chắn được định giá khác”. Tuy nhiên, nếu khách hàng thiện trí có thể bớt thêm chút ít.

Hiếm khi việc bán và cho thuê nhà tại phố cổ trở nên khó khăn, ế ẩm như hiện tại.
Hiếm khi nào việc bán và cho thuê nhà tại phố cổ trở nên khó khăn, ế ẩm như hiện tại.

Tương tự, một căn nhà khác tại phố Hàng Bông, mặt tiền 3m, rộng 42m2 được chủ nhà rao bán với mức giá 33 tỷ đồng, tương đương gần 800 triệu đồng/m2. Chủ nhà cho biết, giá này đã giảm so với thời điểm bắt đầu rao bán, nhưng đợi chờ trong một thời gian dài vẫn chưa có khách mua.

Còn anh Hoàng, chủ nhà tại phố Hàng Gai chia sẻ: “Tôi treo biển cho thuê đã hơn 1 năm nay nhưng vẫn chưa có ai thuê. Trước đây, mặt bằng này chưa bao giờ vắng khách, giá cho thuê là hơn 100 triệu đồng/tháng, bây giờ phải chịu “xuống nước” giảm còn 70 triệu đồng/tháng, trong vòng 6 tháng đầu, nhưng đến nay vẫn chưa có khách thuê".

Trước đây, tuyến phố Đinh Liệt hay Tạ Hiện luôn được coi những điểm kinh doanh sầm uất nhất tại khu vực phố cổ. Nhưng hiện một số mặt bằng đang cho thuê cũng chỉ ở giá 40 triệu đồng/tháng. Mức giá này đã giảm khoảng 30% so với giá cho thuê thời điểm trước.

Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, có lẽ sẽ phải mất thêm một quãng thời gian nữa mặt bằng bán lẻ mới có thể lấy lại đà phục hồi, đặc biệt, những cửa hàng hay thương hiệu có sản phẩm chỉ tập trung ở tệp khách hàng quốc tế sẽ mất thời gian lâu hơn. Bởi, đường bay quốc tế vẫn chưa được mở rộng, khách quốc tế vẫn chưa nhộn nhịp trở lại Hà Nội. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, cả người kinh doanh lẫn người có mặt bằng cho thuê buộc phải tìm các phương án đối phó như kinh doanh online, chủ nhà đã cung cấp nhiều ưu đãi hơn như giảm giá thuê, tăng phụ cấp điện nước và miễn phí nâng cấp...

Nhiều chủ nhà chấp nhận giảm giá thuê mặt bằng, nhưng khách thuê vẫn chưa mạo hiểm đầu tư trong thời điểm này.
Nhiều chủ nhà chấp nhận giảm giá thuê mặt bằng, nhưng khách thuê vẫn chưa mạo hiểm đầu tư trong thời điểm này.
Hiếm khi việc bán và cho thuê nhà tại phố cổ trở nên khó khăn, ế ẩm như hiện tại.
Hiếm khi nào việc bán và cho thuê nhà tại phố cổ trở nên khó khăn, ế ẩm như hiện tại.
Trước đây, tuyến phố Đinh Liệt hay Tạ Hiện luôn được coi những điểm kinh doanh sầm uất nhất tại khu vực phố cổ. Nhưng đến nay nhiều hộ kinh doanh cũng phải trả lại mặt bằng.
Trước đây, tuyến phố Đinh Liệt hay Tạ Hiện luôn được coi những điểm kinh doanh sầm uất nhất tại khu vực phố cổ. Nhưng đến nay nhiều hộ kinh doanh cũng phải trả lại mặt bằng.
Việc hạn chế nhập cảnh người nước ngoài khiến lượng khách du lịch giảm sút nghiêm trọng, trong khi đó những cửa hàng tại phố cổ kinh doanh chủ yếu dựa vào khách du lịch.
Việc hạn chế nhập cảnh người nước ngoài khiến lượng khách du lịch giảm sút nghiêm trọng, trong khi đó những cửa hàng tại phố cổ kinh doanh chủ yếu dựa vào khách du lịch.
Nhiều cửa hàng mòn mỏi chờ khách thuê.
Nhiều cửa hàng mòn mỏi chờ khách thuê.
Sự xuống nước của chủ nhà là điều chưa từng có tiền lệ trước đó, nhưng vẫn không tìm được khách hàng có nhu cầu thuê.

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top