Mỗi ngày, Ấn Độ lại dần trở nên xanh và xanh hơn. Đến năm 2018, ngành công nghiệp xây dựng xanh của đất nước này dự kiến sẽ tăng trưởng 20%. Đến năm 2019, thị trường vật liệu xây dựng xanh sẽ đạt 234 tỷ USD. Với những nỗ lực không ngừng trong thập kỷ qua, Ấn Độ đã chứng tỏ cam kết của mình trong việc thực hiện xây dựng bền vững và thân thiện với môi trường.
Kiến trúc sư ở tiểu Lục địa Châu Á này, những người tiên phong có thể có những phong cách khác nhau, những triết lý khác nhau, và thậm chí là những mục tiêu không giống nhau, nhưng có một điều chắc chắn: các công trình của họ là những bước đi đầu tiên để biến quốc gia Ấn Độ trở thành trung tâm xây dựng xanh như hiện tại.
Laurence Wilfred "Laurie" Baker (1917-2007)
Laurence "Laurie" Baker luôn ủng hộ cho sự quay trở lại của các phương pháp xây dựng truyền thống. Ông được biết đến với cách xây dựng hiệu quả, chi phí thấp, tiết kiệm năng lượng. Ông thường sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ địa phương. Nhiều thiết kế của Laurie Beker được đánh giá là những công trình hiện đại, như việc thu gom nước mưa và xây dựng chi phí thấp, vào đầu những năm 60. Thông qua việc sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên; niềm tin của ông về sự đơn giản trong thiết kế và kiến trúc hữu cơ thân thiện với môi trường, ông đã được đặt danh hiệu là “anh hùng Gandhi của ngành kiến trúc”.
Công trình nổi bật nhất của Laurie là tác phẩm bằng gạch của ông. Tác phẩm ấy đã sử dụng những tấm ván phẳng truyền thống hoặc các bức tường, chúng có thể tự làm mát mà vẫn duy trì sự tách biệt cần thiết. Ông thường thiết kế các tòa nhà có kiến trúc tròn, chứa nhiều khu vực và sử dụng ít vật liệu. Trong các dự án của mình, ông thường xuyên tìm cách giảm sử dụng vật liệu, đồng thời giảm chi phí và tác động đến môi trường.
Do đó, công trình của Laurence Wilfred Baker đã được biết đến về tính thân thiện với môi trường trong gần bốn thập kỉ trước khi Hội đồng Công trình Xanh Ấn Độ được thành lập.
Nari Gandhi (1934-1993)
Sinh năm 1934, Nari Gandhi là người tiên phong về kiến trúc hữu cơ ở Ấn Độ. Các công trình của ông luôn để lại ít tác động nhất có thể đối với môi trường mà nó được tạo ra. Gandhi tin tưởng vào việc sử dụng các vật liệu có nguồn gốc địa phương và coi cảnh quan như một bức tranh sơn dầu, làm cho tòa nhà hòa hợp với môi trường xung quanh.
Tác phẩm của ông đã cho thấy sự tôn trọng đặc biệt đối với môi trường tự nhiên. Đây là một quan điểm là cốt lõi trong việc xây dựng xanh hiện đại. Kiến trúc sư này hiếm khi phác hoạ thiết kế của ông. Thay vào đó, ông sẽ làm việc chặt chẽ với các nhà xây dựng để xác định hướng xây dựng bất động sản gần gũi với môi trường và hiệu quả nhất.
Nhà thầu Hafeez
Nhà kiến trúc hiện đại người Ấn Độ sinh năm 1950 này là người có tầm nhìn sâu rộng. Ông được biết tới với phát ngôn gây chú ý, đó là "xây dựng xanh là một chuyện đùa".Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với tạp trí Kết cấu kiến trúc xanh hiện đại, Hafeez đã có cơ hội để giải thích về câu nói của mình: "Việc xây dựng xanh sẽ không có giá trị khi nó chỉ nhằm mục đích giành giải thưởng vàng hoặc bạch kim".
Vị kiến trúc sư này còn chia sẻ thêm: "Tôi nghĩ rằng việc xây dựng xanh hoặc xây dựng bền vững có nghĩa là không chỉ sử dụng các vật liệu và sản phẩm xây dựng năng lượng hiệu quả, mà nó còn nhấn mạnh vào việc sử dụng hợp lý đất đai, tiết kiệm càng nhiều càng tốt".
Được nhắc tới với cái tên "Người đàn ông vẽ ra Ấn Độ", Hafeez giờ đây tiếp tục sự kế thừa từ các kiến trúc sư vẽ cảnh quan của các thành phố ở Ấn Độ. Danh mục đầu tư rộng lớn của ông nhận được nhiều chứng chỉ bạch kim LEED và một danh sách các giải thưởng, và một di sản, theo nghĩa đen, đặt trong đá.
Trong 15 năm kể từ khi Hội đồng Công trình xanh ở Ấn Độ được thành lập, thị trường xây dựng xanh của Ấn Độ đã tăng trưởng với tốc độ bất ngờ. Giống như nhiều nước khác trên thế giới, tiểu lục địa Châu Á này đang cố gắng giảm những tác động đối với môi trường. Năm 2015, Ấn Độ đứng ở vị trí thứ ba, chỉ sau Trung Quốc và Canada, trong danh sách 10 quốc gia hàng đầu về xây dựng xanh.
Trong tương lai không xa, đất nước này sẽ nở rộ thành trung tâm của các công trình thân thiện với môi trường và những nỗ lực của họ sẽ sớm được quốc tế ghi nhận.