Aa

Những nhà đầu tư "nguyên thuỷ" của đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng

Thứ Hai, 26/11/2018 - 14:00

Những nhà đầu tư "nguyên thuỷ" của đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng; Cổ phiếu ngân hàng được định giá thấp vì uy tín giảm?; Khu “ổ chuột tiền tỷ” tồn tại hơn chục năm giữa lòng thủ đô; Nhà ở nhu cầu thực áp đảo, căn hộ cao cấp "ế" hàng;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Những nhà đầu tư 'nguyên thuỷ' của đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng

Công ty Cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl, chủ đầu tư dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng được thành lập đầu năm 2015. Ít ai biết rằng, trước khi Sabeco Pearl thành lập cả thập kỷ, Sabeco đã triển khai dự án cùng các đối tác tư nhân khác. Những doanh nghiệp này, có thể nói là nhà đầu tư "nguyên thuỷ" trong thương vụ 2-4-6 Hai Bà Trưng.

"Tại văn phòng làm việc số 06 Hai Bà Trưng, Quận 1 rộng 6.080,2m2, Sabeco góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất tương đương 45% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Bất động sản Sabeco (Sabeco Land) để đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng", trích từ Bản công bố thông tin của Sabeco ngày 08/01/2008.

Sabeco Land, pháp nhân được đề cập trong Bản công bố thông tin phục vụ cổ phần hoá của Sabeco, được thành lập cách đó chưa lâu (tháng 4/2007), trên cơ sở đề xuất thực hiện dự án thương mại tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng của Sabeco từ giữa năm 2004. Tới cuối năm 2007, UBND TP. HCM và Bộ Tài chính chấp thuận cho Sabeco chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện khu phức hợp.

Bên cạnh đó còn có CTCP Đầu tư Xây dựng & Phát triển công nghiệp vận tải Bình Kiên, CTCP Đầu tư Rồng Á Châu.

Xem chi tiết tại đây

Khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng vẫn bất động sau hơn một thập kỷ được cấp phép.

Khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng vẫn bất động sau hơn một thập kỷ được cấp phép.

Cổ phiếu ngân hàng được định giá thấp vì uy tín giảm?

Đối với các ngân hàng trong giai đoạn đang từng bước dần hoàn thiện tiêu chuẩn Basel II thì bài toán vừa kiếm lợi nhuận đạt EPS cao trong khi phải cân đối bài toán giữ nợ xấu ở mức an toàn đi đôi với việc phải tăng vốn khá nan giải.

Trong 10 năm gần nhất cho thấy, 2012 - 2015 là giai đoạn khó khăn nhất đối với nhóm ngân hàng, EPS (lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu) cả ngành dưới 1.300 đồng. Kể từ 2016, hoạt động ngân hàng đã có những bước khởi sắc dù đang vào cao điểm xử lý nợ xấu. Chỉ sau hai năm, EPS chung của ngành đã trở lại mức trên 2.000 đồng và năm nay EPS của ngành đã vượt lên cao nhất 2.300 đồng trong 10 năm.

Thực tế, cổ phiếu ngân hàng được cho là đang được định giá thấp. không chỉ bởi ảnh hưởng các yếu tố vĩ mô, hay do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư mà còn chịu tác động lớn từ uy tín của ngành. Mặc dù lợi nhuận tiên tục tăng mạnh nhưng ngành ngân hàng vẫn tỏ ra lúng túng trong việc tìm lời giải cho bài toán nợ xấu. Chưa kể chất lượng dịch vụ đi xuống, niềm tin của khách hàng vào hệ thống đang bị thuyên giảm nghiêm trọng,...

Xem chi tiết tại đây

Khu “ổ chuột tiền tỷ” tồn tại hơn chục năm giữa lòng thủ đô

Dù đã xây dựng xong phần thô hơn chục năm nay nhưng 35 căn nhà ở liền kề tại lô L1 Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội đến nay vẫn chưa được “mặc áo”, trở thành nơi ở của các công nhân xây dựng và lao động nghèo.

Nằm ở một vị trí đắc địa trên mặt phố Hạ Yên mới nhưng khu nhà ở liền kề này vẫn đang là một bức tranh vẽ dở, thậm chí nhiều căn hộ xây thô đã bị rêu mốc và có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Những căn hộ này có chiều cao 3,5 tầng, nằm tiếp giáp với khu biệt thự, căn hộ sang trọng hiện đại của Khu đô thị Yên Hòa gây nên sự đối lập, phản cảm.

Theo quan sát của phóng viên, hầu hết 35 căn nhà liền kề này hiện tại đều có người ở. Mỗi căn có quy mô mặt bằng dao động hơn 60m2 là chỗ ở cho hàng chục con người. Những người lao động tự do sẽ phải chi trả khoản tiền từ 500 – 600 nghìn đồng/hộ gia đình/tháng để ở còn những công nhân xây dựng công trình được chủ đầu tư sắp xếp cho ở miễn phí. Do hầu hết người dân đều coi đây là chỗ ở tạm bợ nên đã vô tình biến khu nhà tiền tỷ thành khu ổ chuột nhếch nhác, lộn xộn, gây mất mỹ quan đô thị. Thực tế này diễn ra hơn chục năm nay đã khiến những người dân sống xung quanh không khỏi bức xúc.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cái bóng của lợi nhuận ngân hàng 2018 quá lớn?

Năm 2018 chỉ còn hơn một tháng. Thời điểm này, các doanh nghiệp nói chung cũng như các ngân hàng thương mại nói riêng đã phải định hình dần kế hoạch, chỉ tiêu kinh doanh năm tới.

Phải đến cuối tháng 1/2019 mới vào mùa công bố kết quả kinh doanh năm nay. Nhưng lúc này có thể khẳng định: 2018 là năm nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đạt kỷ lục lợi nhuận trong lịch sử.

Điểm quan tâm còn lại: liệu lợi nhuận các nhà băng nói chung đã đi vào vùng đỉnh hay chưa, kết quả 2018 có tạo nên cái bóng quá lớn cho năm 2019 soi vào?

Không phải đến 2019, áp lực lợi nhuận đã nặng lên trong năm 2018 rồi. Bất thành văn, cũng đã có hiện tượng một số ngân hàng phòng thân bằng giấu bớt lãi từ trong năm 2017.

Tình huống đặt ra, họ để bớt lãi ở trích lập dự phòng, ở một số khoản mục phải thu mà chưa hạch toán vào lợi nhuận. Một mặt để dành cho năm tới, mặt khác hạn chế mức lãi năm nay cao mà tạo tham chiếu lớn áp lực cho tăng trưởng năm sau.

Áp lực cũng đã thể hiện rõ trong năm 2018. Báo cáo tài chính một số ngân hàng thương mại đã cho thấy, quý 3/2018 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đã thấp hơn so với cùng kỳ 2017, thậm chí giảm nếu so sánh riêng quý.

Xem chi tiết tại đây

Nhà ở nhu cầu thực áp đảo, căn hộ cao cấp "ế" hàng

Tính đến thời điểm cuối quý III/2018, thị trường ghi nhận sản phẩm nhà ở đáp ứng nhu cầu thực có sức tiêu thụ vẫn tốt nhất. Mặt khác, dòng sản phẩm căn hộ cao cấp mặc dù “tung” nhiều chiều khuyến mãi nhưng vẫn “ế” hàng. Nguyên do là bởi nhu cầu và quan niệm mua nhà hiện nay đã khác, người dân chỉ cần mua căn nhà vừa túi tiền và sử dụng không gian đa năng, tiện ích xung quanh dự án.

Thực tế thị trường thấy rõ câu chuyện lệch pha cung – cầu khi phân khúc nhà giá rẻ nhu cầu cao thì nguồn cung lại rất hạn chế, còn căn hộ cao cấp nguồn cung đang ồ ạt trong khi sức cầu có hạn. Đặc biệt, phân khúc căn hộ cao cấp đã có dấu hiệu bão hoà nguồn cung từ năm 2017. Hơn 10 tháng đầu năm 2018, nhiều dự án cao cấp tiếp tục được tung ra trong khi nhu cầu ít khiến thị trường các khó hấp thụ.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ cho hay: "Nhà ở giá hợp lý" là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong 3 năm trở lại đây, bởi nhu cầu thực của khách hàng tại phân khúc này luôn chiếm tới 80%. Năm 2017, các chuyên gia, đơn vị nghiên cứu thị trường đều nhận định phân khúc nhà ở giá hợp lý là "phân khúc vàng" của thị trường, khi hàng loạt các đơn vị đã đầu tư, xây dựng và phát triển hàng nghìn căn hộ phù hợp với túi tiền của người dân dân. Bước sang 2018, nhu cầu nhà ở tại phân khúc này vẫn cao trong khi nguồn cung lại chỉ chiếm có 20%. Thực tế là nhu cầu của khách hàng hiện nay không đơn thuần chỉ là có một căn nhà để ở mà còn là nơi để trẻ con phát triển, gia đình đình tận hưởng nhiều dịch vụ tiện ích".

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top