Aa

Những thương vụ hợp tác bất động sản tỷ đô trong năm 2018

Thứ Năm, 27/12/2018 - 14:56

Những thương vụ hợp tác bất động sản tỷ đô trong năm 2018; Sau dự báo bong bóng, thị trường bất động sản đi về đâu?; Bất động sản Thủ đô chuyển tâm; Đề xuất khu du lịch tâm linh Hương Sơn: Bảo tồn di sản không có nghĩa là “khóa chặt trong kho”;... là những tin tức đáng chú ý 24h qua.

Những thương vụ hợp tác bất động sản tỷ đô trong năm 2018

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017. Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 6,6 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Điều này thể hiện ở hoạt động M&A diễn ra khá sôi động, điều đó chứng tỏ sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực địa ốc. Ngay từ đầu năm 2018, đã xuất hiện nhiều thương vụ đình đám.

Dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh với vốn đầu tư là 94.349 tỷ đồng do Liên doanh Sumimoto (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG đầu tư.

Dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh với vốn đầu tư là 94.349 tỷ đồng do Liên doanh Sumimoto (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG đầu tư.

Cụ thể, ngay từ đầu năm 2018, thông tin về dự án thành phố thông minh tại trục đường Nhật Tân – Nội Bài (Hà Nội) có tổng mức đầu tư gần 4,2 tỷ USD đã được công bố.

Dự án do liên doanh Sumitomo (Nhật Bản) và tập đoàn BRG (Việt Nam) làm chủ đầu tư. Đây chính là thương vụ có giá trị “khủng” nhất của năm 2018. Đồng thời, đây cũng chính là dự án hút mạnh vốn ngoại vào Việt Nam nhất của năm và là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất của Nhật Bản từ trước đến nay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giá nhà đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cao

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện tại giá đất tại nhiều khu vực trên địa bàn đã tăng cao, khoảng 20% so với bảng giá đất của tỉnh được áp dụng từ năm 2014. Do vậy, cơ quan này đang trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh lại bảng giá đất theo hướng phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Đối với đất ở đô thị và khu vực nông thôn, hệ số điều chỉnh giá đất từ 1,2 đến 1,4 tùy theo vị trí từng địa phương (TP. Vũng Tàu hệ số 1,4; TP. Bà Rịa hệ số 1,4; TX. Phú Mỹ hệ số 1,3; các thị trấn của huyện Long Điền, Châu Đức hệ số 1,3; các thị trấn của huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ hệ số 1,25; huyện Côn Đảo hệ số 1,2).

Đối với đất nông nghiệp, điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp khu vực đô thị tăng từ 1,0 đến 1,9 lần so với giá đất nông nghiệp tại QĐ 65; điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp tại khu vực nông thôn tăng từ 1,2 đến 1,5 lần so với giá đất nông nghiệp tại QĐ 65. Bảng giá đất làm muối (áp dụng toàn tỉnh) tăng 1,2 lần so với giá đất làm muối tại QĐ 65.

Đặc biệt, mới đây Sở Tài chính Bà Rịa - Vũng Tàu đã có báo cáo Dự thảo Quy định hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2019.

Theo đó, trước đây (tại cuộc họp vào đầu tháng 12/2018), Sở Tài chính đã đề xuất hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 theo phương án 2, tức là xác định bằng 80% giá thị trường do Sở TN&MT thuê tư vấn xác định để trình sửa đổi, bổ sung Bảng giá đất áp dụng cho năm 2019 so với giá đất dự kiến quy định tại Bảng giá đất năm 2019 đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh thông qua và UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh vào cuối tháng 11/2018.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đề xuất khu du lịch tâm linh Hương Sơn: Bảo tồn di sản không có nghĩa là “khóa chặt trong kho”

Ý tưởng hình thành một khu du lịch tâm linh Hương Sơn của doanh nghiệp Xuân Trường đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của giới chuyên gia và dư luận trong những ngày gần đây. Nhưng nếu nhìn ở một góc độ khác, xem xét một cách kỹ càng hơn thì có lẽ trong cái vòng tròn “bảo tồn và phát triển”, dường như chúng ta đang chú trọng quá mức vào câu chuyện bảo tồn mà quên đi yếu tố phát triển.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Tuệ, Chủ tịch Câu lạc bộ phong thủy Thăng Long cho rằng, không nên vội vàng phán xét và phủi phui ý tưởng của doanh nghiệp, bởi bảo tồn không có nghĩa là lo sợ di sản bị hủy hoại nên cứ một mực “cất trong kho” rồi “khóa chặt”.

Phải nhìn nhận rằng, Việt Nam có một kho tàng di sản văn hóa khổng lồ, là nguồn tài nguyên văn hóa vô cùng giá trị để khai thác nhằm phát triển bền vững du lịch nước nhà trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, du lịch di sản của Việt Nam lại đang tụt hậu so với các nước khác trong khu vực bởi cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch chưa thực sự được đầu tư bài bản. Tâm lý e sợ thiên nhiên, di sản sẽ bị hủy hoại hay cảnh quan bị phá vỡ dường như đã trở thành “kim chỉ nam”, khiến cho nhiều sáng kiến phát triển du lịch vừa mới chào đời đã bị gạt đi ngay sau đó.

Đề xuất xây dựng khu du lich tâm linh Hương Sơn của doanh nghiệp Xuân Trường.

Đề xuất xây dựng khu du lich tâm linh Hương Sơn của doanh nghiệp Xuân Trường.

Doanh nghiệp Xuân Trường đã đưa ra một đề xuất táo bạo đó là xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức với quy mô khoảng 1.000ha (phía Bắc giáp khu bến đò suối Yến, phía Nam giáp khu du lịch Tam Chúc, phía Tây là dãy núi giáp với tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp sông Đáy tỉnh Hà Nam), tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng. Đề xuất này ngay lập tức đã vấp phải sự phản ứng có phần dữ dội của dư luận.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản Thủ đô chuyển tâm

Khoảng 10 năm gần đây, phía Tây luôn là tâm điểm của thị trường bất động sản Thủ đô. Hầu hết các phân khúc như, từ nhà ở (gồm căn hộ chung cư, nhà ở gắn liền với đất), văn phòng cho thuê, đến mặt bằng bán lẻ, shophouse, thậm chí cả bất động sản nghỉ dưỡng đều tụ hội về đây.

Quỹ đất lớn và hạ tầng hoàn thiện, đặc biệt là hạ tầng giao thông được cho là bước đệm cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường phía Tây trong 10 năm qua. Các tuyến đường trọng yếu như đường Tố Hữu nối khu vực quận Hà Đông với các quận nội thành; Đại Lộ Thăng Long kết nối với Hòa Bình; Quốc lộ 32 kết nối với các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Sơn Tây, Ba Vì và tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Ngoài ra, còn hàng loạt tuyến đường quan trọng cũng được hoàn thiện, nâng cấp, như đường Vành đai 3, đường Trung Văn, đường Trần Hữu Dực… Đặc biệt, đây cũng là khu vực sở hữu tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội đang dần hoàn thiện.

Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, trong quý III/2018, có gần 5.000 căn hộ được chào bán từ 24 dự án trên toàn thị trường Hà Nội. Trong đó, các dự án nằm tại khu vực phía Tây và Nam chiếm hơn 70% nguồn cung mở bán mới trong quý.

Theo đánh giá của bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội, thị trường bất động sản TP.HCM đi trước thị trường bất động sản Hà Nội khoảng 3 - 5 năm. Do đó, nhìn vào cách thức ”khôn lớn” của thị trường phía Nam, cũng có thể dự đoán tương đối về câu chuyện phát triển của thị trường phía Bắc.

Có lẽ điều này cũng đang diễn ra tương tự, nhưng ở quy mô nhỏ hơn. Dường như tại thị trường Thủ đô, khu Đông đang sắm vai Hà Nội, còn khu Tây đang tương tự TP.HCM, tức khu Tây có bước phát triển trước, sau đó chuyển hướng sang khu Tây.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sau dự báo bong bóng, thị trường bất động sản đi về đâu?

Kết thúc một năm đầy ám ảnh về rủi ro bong bóng bất động sản, nhiều chuyên gia nhận định rằng, năm 2019, thị trường bất động sản sẽ ghi nhận các tín hiệu tích cực và lạc quan.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Năm 2018, với những biến động mạnh trên thị trường bất động sản, nhiều nhận định cho rằng, sẽ xảy ra bong bóng. Đặc biệt, với chu kỳ khủng hoảng kinh tế 10 năm, giới quan sát e ngại một kịch bản bong bóng bất động sản sẽ tái diễn kể từ sau cuộc khủng hoảng thừa năm 2008. Sự sốt nóng của phân khúc đất nền, giá cả tăng chóng mặt cùng nguồn cung dư thừa ở một số phân khúc như chung cư, bất động sản nghỉ dưỡng, tín dụng bất động sản vượt ngưỡng an toàn, một số chuyên gia đã liên tục đưa ra lời cảnh báo rủi ro về bức tranh bong bóng bất động sản.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản đã có những vận động ngược lại hoàn toàn với dự báo khi ghi nhận chiều hướng tích cực, khả quan.

Tóm lược về diễn biến của thị trường, ông Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, thị trường có thể chia làm ba giai đoạn: từ đầu năm đến giữa tháng 5 là gần chạm bong bóng; nửa cuối tháng 5 đến nửa đầu tháng 9 là suy giảm không đóng băng; giai đoạn từ đó đến nay là hồi phục và tìm các chiều hướng đi lên.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top