Aa

Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam

Chủ Nhật, 05/08/2018 - 06:01

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 (Đề án). Đề án phấn đấu đến năm 2020 xây dựng nền tảng cơ sở pháp lý phát triển đô thị thông minh, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư triển khai thí điểm ở cấp khu đô thị và đô thị. Đến năm 2025 thực hiện giai đoạn 1 thí điểm phát triển đô thị thông minh...

Mục tiêu của Đề án

Mục tiêu của Đề án là hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; khai thác tối đa hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời đảm bảo tạo điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân, người dân tham gia hiệu quả nghiên cứu, đầu tư xây dựng, quản lý phát triển ĐTTM; hạn chế các rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và các dịch vụ đô thị; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập quốc tế.

Mục tiêu của Đề án là hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Mục tiêu của Đề án là hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Cụ thể, đến năm 2020 xây dựng nền cơ sở pháp lý phát triển ĐTTM, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư triển khai thí điểm ở cấp khu đô thị và đô thị; rà soát, xây dựng khung pháp lý chung về phát triển ĐTTM bền vững, ban hành các cơ chế chính sách áp dụng cho các khu vực triển khai thí điểm; xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phục vụ phát triển ĐTTM bền vững tại Việt Nam; xây dựng và thí điểm triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM, xây dựng hệ thống hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng trên nền tảng GIS và các cơ sở dữ liệu (CSDL) khác; xây dựng mô hình phù hợp trong quản lý dân cư, giao thông, đất đai và đầu tư xây dựng tại các khu vực đô thị thực hiện thí điểm; xây dựng CSDL đô thị quốc gia giai đoạn 1;

Cũng trong giai đoạn đến năm 2020, sẽ hướng dẫn và triển khai áp dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quy hoạch đô thị; hỗ trợ tối thiểu 3 đô thị phê duyệt Đề án tổng thể về phát triển ĐTTM và tổ chức thực hiện đầu tư hạ tầng và phát triển ứng dụng các tiện ích ĐTTM; hỗ trợ tối thiểu 3 khu đô thị mới được đầu tư xây dựng áp dụng thí điểm các giải pháp ĐTTM; 50% các Sở Xây dựng, Sở TT&TT, các sở ngành có liên quan và UBND các đô thị thí điểm được đào tạo, bồi dưỡng về phát triển ĐTTM; xây dựng, trình phê duyệt chương trình, dự án ưu tiên thí điểm phát triển ĐTTM vùng đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã được phê duyệt tại Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030.

Mục tiêu của giai đoạn đến năm 2025 là thực hiện giai đoạn 1 thí điểm phát triển ĐTTM, bao gồm: xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, các quy định quy phạm pháp luật trên cơ sở sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm; triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM tại Việt Nam; công bố các tiêu chuẩn quốc gia ưu tiên phục vụ cho việc triển khai xây dựng thí điểm các ĐTTM, ưu tiên cho các lĩnh vực quản lý đô thị, chiếu sáng, giao thông, cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, lưới điện, hệ thống cảnh báo rủi ro thiên tai và hệ thống hạ tầng ICT; phát triển hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng và các dữ liệu khác trên nền GIS tại các đô thị thí điểm giai đoạn 1; thí điểm áp dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quy hoạch đô thị và hệ thống tra cứu thông tin quy hoạch đô thị tại tối thiếu 3 đô thị từ loại II trở lên;

Đề án cũng hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; khai thác tối đa hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đề án cũng hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; khai thác tối đa hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cùng với đó, mục tiêu giai đoạn đến năm 2025 của Đề án còn là hỗ trợ ít nhất 6 đô thị/ 6 vùng kinh tế phê duyệt Đề án tổng thể về phát triển ĐTTM và tổ chức triển khai thực hiện các tiện ích ĐTTM phục vụ cư dân đô thị, hình thành thí điểm Trung tâm kết nối công dân kết hợp bộ phận 1 cửa; thí điểm áp dụng cơ chế cấp chứng nhận khu đô thị mới thông minh; 100% các Sở Xây dựng, Sở TT&TT, các sở ngành có liên quan và UBND các đô thị thí điểm được đào tạo, bồi dưỡng về phát triển ĐTTM; thực hiện các mục tiêu được duyệt của chương trình, dự án ưu tiên thí điểm phát triển đô thị thông minh vùng đồng bằng sông Cửu Long; thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã được phê duyệt tại Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030.

Định hướng đến năm 2030 của Đề án là hoàn thành thí điểm giai đoạn 1, từng bước triển khai nhân rộng theo lĩnh vực, khu vực, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh, có khả năng lan tỏa. Đến năm 2030, tổng kết các cơ chế, chính sách thí điểm, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và triển khai áp dụng trên diện rộng.

Đồng thời, định hướng đến năm 2030, hình thành các chuỗi đô thị thông minh khu vực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long, lấy TP. Hà Nội, TP.HCM, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ là hạt nhân, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh.

Nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình triển khai thực hiện Đề án

Định hướng đến năm 2030, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh, có khả năng lan tỏa.

Định hướng đến năm 2030, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh, có khả năng lan tỏa.

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Đề án phát triển ĐTTM bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030 cũng xác định rõ 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ được triển khai trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận về nguyên tắc 7 nhóm nhiệm vụ ưu tiên để triển khai thực hiện Đề án kèm theo lộ trình và phân công thực hiện, bao gồm: Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế chính sách phát triển ĐTTM bền vững tại Việt Nam; Thiết lập, duy trì và vận hành hệ thống CSDL không gian ĐTTM số hóa liên thông đa ngành; Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển quy hoạch ĐTTM bền vững; Lập kế hoạch, thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng và quản lý phát triển hạ tầng ĐTTM; Lập, thẩm định, phê duyệt Chương trình, dự án thí điểm phát triển ĐTTM bền vững; Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử; Thúc đẩy việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển, vận hành ĐTTM theo các giai đoạn.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Đề án, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.

Bộ TT&TT được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ TN&MT, Bộ KH&CN và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM; quy định chung về phân cấp quản lý CSDL đô thị; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ICT áp dụng cho ĐTTM.

Bộ TT&TT cũng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương tổ chức thực hiện thí điểm phát triển ĐTTM; chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng về phát triển hạ tầng ICT phục vụ phát triển ĐTTM; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, thống nhất quản lý về việc đảm bảo an toàn thông tin phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành; chỉ đạo các doanh nghiệp ICT đảm bảo sẵn sàng hạ tầng ICT phục vụ phát triển ĐTTM.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top