Singapore
Từ năm 1975, chương trình thu phí tắc nghẽn ở Singapore đã bắt đầu như một loại giấy phép bằng giấy cứng, thủ công mà người lái xe phải mua và trưng ra tại các trạm kiểm soát của cảnh sát để đi vào khu vực hạn chế. Năm 1995, việc thu phí được tự động hóa, với thẻ thông minh trên xe ôtô được giám sát bởi các camera gắn trên cao tại các điểm kiểm soát. Chính phủ đảo quốc này từ lâu đã nhấn mạnh rằng mục đích của phí tắc nghẽn là quản lý toàn bộ các phương tiện giao thông đi vào khu vực hạn chế, ở mức chỉ 1 - 2 đôla Singapore (khoảng 50 pence đến 1 bảng Anh).
London
Phí ùn tắc bắt đầu được áp dụng vào tháng 2/2003 ở London. Dân chúng lúc đầu có phản đối nhưng đã nhanh chóng thay đổi đáng kể. Nhờ vậy, việc người dân sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt cũng răng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc áp dụng thu phí với phần mở rộng phía Tây năm 2007 vào các khu dân cư đã không được người dân đồng ý và đã bị loại bỏ sau khi ông Boris Johnson lên làm thị trưởng.
Oslo
Với dân số quốc gia bằng một nửa của London, Na Uy có vẻ là một nơi không thích hợp để thu phí tắc nghẽn. Nhưng hai thành phố lớn nhất của nước này là Oslo và Bergen, đã áp dụng thu phí cầu đường cho đường vành đai vào những năm 1980. Công chúng đã chấp nhận trả tiền cho sự phát triển của một hệ thống tự động và chi phí vận hành thấp. Chính quyền cũng cam kết rằng doanh thu từ việc này hoàn toàn dành việc xây dựng và cải tạo đường.
Stockholm
Thử nghiệm thu phí tắc nghẽn ở thủ đô Thụy Điển năm 2006 đã cho kết quả ấn tượng, giảm 20 - 30% lưu lượng tham gia giao thông và trong năm 2007, một cuộc trưng cầu dân ý đã thông qua việc thực hiện kế hoạch thu phí vĩnh viễn. Người lái xe phải trả một mức phí khiêm tốn khoảng 10 - 20 krona (từ 95 pence đến 1,90 bảng Anh) tùy thuộc vào thời gian trong ngày đi vào hoặc rời khỏi thủ đô vào các ngày trong tuần, và các buổi tối và cuối tuần được miễn phí. Việc thu phí tương tự được áp dụng cho thành phố Gothenburg.
Mỹ
Thị trưởng New York, Michael Bloomberg, rất muốn thực hiện một kế hoạch áp dụng thu phí dọc theo các tuyến đường như của London. Năm 2007, đề xuất của ông áp dụng cho các ngày trong tuần đối với các phương tiện phía Nam của đường 86 ở Manhattan đã thu hút được sự ủng hộ tích cực đáng ngạc nhiên của công chúng. Hội đồng thành phố đã bỏ phiếu ủng hộ, nhưng kế hoạch đã bị chặn bởi nghị viện bang và cuối cùng đã không được thực hiện. Mặc dù đường thu phí khá phổ biến nhưng không có phí ùn tắc nào tồn tại ở các thành phố của nước này. Tuy nhiên, San Francisco nhiều khả năng sẽ áp dụng phí tắc nghẽn.