Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia

Nhà báo Trọng Chính
Nhà báo Trọng Chính trongchinhphoto@yahoo.com
Thứ Bảy, 15/06/2024 - 06:06

Nằm trên núi Cẩm Khê, lăng Minh Mạng (có tên khác là Hiếu Lăng), nơi an nghỉ của vị vua thứ 2 triều Nguyễn gây ấn tượng mạnh với những công trình kiến trúc tráng lệ, hòa hợp cùng với khung cảnh thiên nhiên.

***

Là vùng đất của các công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn hoàng gia, Cố đô Huế với loạt các điểm đến thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước như Đại Nội, điện Kiến Trung, chùa Thiên Mụ… trong Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024. Không chỉ thành trì, cung điện, đàn miếu, chùa quán, các khu lăng tẩm rộng lớn của các vua Nguyễn, những công trình kiến trúc đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật truyền thống và sự hài hòa với tự nhiên cũng là điểm đến của du khách dịp này.

Lăng mộ hoàng gia triều Nguyễn là một trong những bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc kinh đô Huế, Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO tôn vinh từ năm 1993. "Mỗi một lăng vua, với tính cách riêng biệt của nó, là một thành tựu tuyệt mỹ của nền kiến trúc cảnh vật hóa, và mỗi lăng tẩm khêu gợi trong cảm xúc của khách tham quan một âm vang đặc biệt. Lăng Gia Long giữa một khu rừng thiên nhiên bao la gợi lên một ấn tượng hùng tráng và thanh thản; lăng Minh Mạng đầy vẻ trang nghiêm,và lăng Tự Đức gợi cho khánh du ngoạn "hồn êm thơ mộng" (Amadou Mahtar M'Bow (1981), Vì công cuộc bảo vệ, giữ gìn, tu sửa và tôn tạo di sản văn hóa của Thành phố Huế. UNESCO Press).

Trong hệ thống lăng mộ hoàng gia, lăng Minh Mạng là một trong bốn lăng tẩm có kiến trúc ấn tượng bậc nhất. So với lăng Khải Định hay lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng không nguy nga, tráng lệ bằng nhưng lại là nơi đạt chuẩn mực về kiến trúc lăng tẩm.

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 1.

Tranh vẽ Hoàng đế Minh Mạng của người Pháp.

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 2.

Cổng chính của lăng là Đại Hồng Môn, nơi chỉ mở một lần khi đưa quan tài của vua vào trong lăng, sau đó việc ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.

Hoàng đế Minh Mạng tức Nguyễn Thánh Tổ có tên huý là Nguyễn Phúc Đảm, con trai thứ tư của Hoàng đế Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang. Ông được đánh giá là vị vua kiệt xuất nhất trong số các vị vua chúa thời Nguyễn với nhiều đóng góp cho đất nước.

Sau khi tại vị được 7 năm, ông đã bắt đầu lên kế hoạch xây dựng lăng tẩm bởi quá trình này phải tiêu tốn rất nhiều thời gian. Không chỉ là nơi an nghỉ, hương hỏa dành cho vua khi băng hà, các lăng tẩm còn được dùng làm nơi nghỉ ngơi cho vua sau những giờ thượng triều căng thẳng nên không thể qua loa, sơ sài.

Mất hơn 14 năm tìm kiếm, cuối cùng núi Cẩm Khê được nhà vua lựa chọn làm nơi xây lăng, với vị thế tọa lạc đắc địa nằm gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch tạo thành dòng sông Hương thơ mộng yên bình. Từ đó, núi Cẩm Khê được đổi tên thành Hiếu Sơn và ông đã đặt cho lăng tẩm của mình cái tên Hiếu Lăng.

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 3.

Sau Đại Hồng Môn là Bái Đình, một khoảng sân rộng 45m x 45m lát gạch Bát Tràng. Sân đặt hai hàng tượng quan văn và quan võ rất uy nghiêm, ngoài ra còn có voi ngựa khắc bằng đá đứng chầu. Đây là biểu tượng của những tướng tài canh giữ lăng vua Minh Mạng để ông được yên nghỉ ngàn thu.

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 4.

Cuối sân là Bi Đình tọa lạc trên Phụng Thần Sơn. Bên trong Bi Đình có bia "Thánh đức thần công" bằng đá ghi bài văn bia của vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha Minh Mạng.

Rộng 26ha, gồm 40 công trình kiến trúc lớn nhỏ, lăng Minh Mạng nằm trên khu đồi núi, sông, hồ thoáng mát, với hầu hết các hạng mục chính được xây dựng theo trục đối xứng, góp phần làm cho không gian trở nên uy nghiêm, khuôn thước và tráng lệ.

Lăng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng. Xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua loạt công trình gồm: Cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân, hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt (trăng non), cổng tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành.

Đến thăm lăng tẩm vua Minh Mạng, đặc biệt khi đứng trước 33 bậc cấp dẫn lên cổng của Bửu thành là một cảm giác thật lạ lùng, thật khó phân tích sự pha trộn giữa thanh thản và huy hoàng, giữa nỗi khổ hạnh tang tóc và sự sống./.

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 5.

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 6.

Điện Sùng Ân nằm ở trung tâm khu vực tẩm điện. Tẩm điện đậm chất cung đình là nơi thờ bài vị vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu…

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 7.

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 8.

Khu tẩm điện kết thúc với Hoằng Trạch Môn. Bước qua Hoằng Trạch Môn là bắt đầu một không gian đầy thi vị với hồ Trừng Minh và những hàng cây xanh tốt xung quanh…

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 9.

… ba chiếc cầu Tả Phù (trái), Trung Đạo (giữa), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trừng Minh đưa du khách đến Minh Lâu, một tòa lầu nằm trên quả đồi có tên là Tam Tài Sơn.

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 10.

Mộ vua nằm giữa tâm một quả đồi mang tên Khải Trạch Sơn, được giới hạn bởi Bửu thành hình tròn.

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 11.

Từ chân Khải Trạch Sơn có 33 bậc cấp dẫn lên cổng của Bửu thành, cánh cổng dẫn vào thế giới vĩnh hằng của người đã khuất. Theo các ghi chép từ sử sách thì linh cữu của vua Minh Mạng được chôn cất sâu trong quả đồi, Bửu thành bao bọc để bảo vệ sự yên nghỉ của nhà vua.

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 12.

Bửu thành là bức tường quây xung quanh quả đồi có chu vi 273 mét, cao 3,5 mét, chỉ có một cửa duy nhất để ra vào. Bên trong Bửu thành trồng rất nhiều cây cối, chủ yếu là thông.

Photo Travel: Hiếu Lăng, kiến trúc tráng lệ của lăng mộ hoàng gia- Ảnh 13.

Cửa Bửu thành bao bọc, bảo vệ ngọn đồi yên nghỉ của nhà vua.


Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top