Các khu vực đô thị cần phải gia tăng trách nhiệm thúc đẩy và thực hiện các giải pháp có tính đến các kết nối cao và tác động đến phần còn lại của hành tinh.
Bức tranh chung của các thành phố trên thế giới là tốc độ mở rộng các khu đô thị đang nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số. Tổng diện tích đô thị, dự kiến sẽ tăng gấp ba từ năm 2000 đến năm 2030, trong khi dân số đô thị dự kiến chỉ tăng hơn 1,5 lần, từ 2,84 lên 4,9 tỷ.
Việc mở rộng đô thị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên trên quy mô toàn cầu và thường sẽ lấy đi đất nông nghiệp là chính, gây tác động mạnh đến tính đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ở những nơi khác. Nguyên vật liệu và năng lượng sẽ được lấy đi với số lượng lớn từ khắp nơi trên thế giới (thường từ những vùng xa xôi) để dồn cho các khu vực đô thị - nơi chủ yếu tiêu thụ và phát sinh chất thải.
Dự kiến sẽ có khoảng 70% dân số thế giới sinh sống trong các khu đô thị vào năm 2050. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nguồn cung lương thực toàn cầu sẽ cần tăng gấp đôi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của việc tăng dân số. Đồng thời, nhu cầu năng lượng toàn cầu có thể tăng tới 80% và nhu cầu về nước toàn cầu dự kiến sẽ tăng 55% từ năm 2000 đến năm 2050.
Bất chấp những thách thức này, vẫn có những cơ hội chưa được khai thác cho các thành phố để quản lý các dịch vụ hệ sinh thái trên toàn cầu. Ví dụ, một sự kết hợp của các biện pháp giảm chất thải và giảm tiêu thụ thịt, đồng thời đầu tư bảo vệ đa dạng sinh học, chất lượng nước, sản xuất thực phẩm tại địa phương và các hệ sinh thái thu giữ carbon.
Một hệ thống toàn cầu của các thành phố phải hoạt động trong khuôn khổ các chủ thể quốc gia, khu vực và chính quyền địa phương, các tập đoàn đa quốc gia…, mỗi chủ thể có vai trò quan trọng trong việc quản lý tài nguyên của trái đất.
Mỗi một thành phố phải chịu trách nhiệm ngày càng tăng trong việc quản lý các nguồn lực và tác động đến quy mô toàn khu vực, thậm chí là toàn cầu. Hành động của một tập đoàn ở các đô thị hoặc chính quyền khu vực hoạt động ở quy mô lớn hơn có khả năng đạt được hiệu quả cao hơn nữa. Các mối quan hệ đối tác giữa các khu đô thị và phi đô thị là cần thiết, để giải quyết nhiều vấn đề về môi trường toàn cầu, cũng như các mối liên hệ tác động trên hành tinh của chúng ta.
Quản lý hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái phải xem xét sự liên kết giữa các nguồn lực liên kết các thành phố với các hệ sinh thái ngoài ranh giới thành phố, cùng vô vàn các tác nhân hình thành và duy trì luồng tài nguyên.
Các khu vực đô thị phải tăng trách nhiệm thúc đẩy và thực hiện các giải pháp có tính đến các kết nối sâu sắc của chúng và tác động đến phần còn lại của hành tinh.
Trách nhiệm này bao gồm việc thực hiện phương pháp tiếp cận hệ sinh thái của Công ước Đa dạng sinh học trong bối cảnh đô thị và khuyến khích chính quyền địa phương bắt đầu một quá trình giải quyết đa dạng sinh học.