Aa

Quy định mới về xử lý nhà đất dôi dư, sử dụng sai mục đích

Thứ Sáu, 09/02/2018 - 21:04

Hơn 77 triệu USD vốn FDI đổ vào bất động sản tháng đầu năm 2018; Singapore trở thành quốc gia Châu Á “rót” nhiều tiền nhất vào thị trường địa ốc Hoa Kỳ; Giá phòng khách sạn Đà Nẵng sẽ cạnh tranh khốc liệt; Quy định mới về xử lý nhà đất dôi dư, sử dụng sai mục đích;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Hơn 77 triệu USD vốn FDI đổ vào bất động sản tháng đầu năm 2018

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 1/2018, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với tổng số vốn xấp xỉ 909 triệu USD, chiếm 72,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong tháng 01/2018. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký là 77,6 triệu USD, chiếm 6,2%.

Theo đối tác đầu tư, trong 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1, Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 355,6 triệu USD, chiếm 28,3% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 199 triệu USD, tương đương 158%; Hồng Kông đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 147,4 triệu USD, chiếm 11,7%.

Nhận định về tác động của dòng vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam - cho rằng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem lại một nguồn lực phát triển bổ sung, giúp đẩy nhanh hơn nữa quá trình tăng trưởng của Việt Nam. Cùng với dòng vốn nội, nền kinh tế sẽ được hưởng lợi thuần túy từ sự hiện diện của một dòng vốn lớn chung.

Xem chi tiết tại đây

Singapore trở thành quốc gia Châu Á “rót” nhiều tiền nhất vào thị trường địa ốc Hoa Kỳ

Theo dữ liệu từ Real Capital Analytics and Cushman & Wakefield Inc, năm 2017 vừa qua là lần đầu tiên quốc đảo sư tử vượt qua Trung Quốc về số vốn đầu tư đổ vào thị trường bất động sản Hoa Kỳ, kể từ năm 2012.

Các giao dịch được thực hiện bởi những nhà đầu tư Trung Quốc sụt giảm 66%, tương đương 5,9 tỷ USD, bắt nguồn từ việc chính quyền nước này quản lý, điều chỉnh nguồn tiền trong nước chảy vào các thị trường bên ngoài.

“Chúng tôi dự đoán Singapore sẽ tiếp tục là quốc gia Châu Á có nguồn vốn (đơn lẻ) lớn nhất đổ vào thị trường bất động sản của Hoa Kỳ”, Priyaranjan Kumar, Giám đốc điều hành của Cushman khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho biết. Thêm vào đó, nguồn tiền này có thể chảy cả vào những trung tâm dữ liệu, hợp tác trao đổi sinh viên và ngành hậu cần.

Về tổng thể, sự đầu tư bất động sản quốc tế của Singapore tăng 40%, tương đương 28,4 tỷ USD. Trong đó, 3/4 tổng lượng tiền giao dịch (9,5 tỷ USD) đến từ Quỹ Sovereign wealth fund GIC dành cho vibansmua, đầu tư bất động ở Mỹ, bao gồm số 60 Phố Wall ở Manhattan – tòa nhà trụ sở của ngân hàng Hoa Kỳ Deutsche và đầu tư cho một ký túc xá sinh viên.

Xem chi tiết tại đây

Khu đất công tại 57 phố Lê Duẩn - Tp.Đà Nẵng.

Khu đất công tại 57 phố Lê Duẩn - TP Đà Nẵng.

Quy định mới về xử lý nhà đất dôi dư, sử dụng sai mục đích

Chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Theo nghị định, tài sản công bao gồm: Đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng, trừ nhà, đất của công ty cổ phần được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp sau thời điểm được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa; nhà, đất thuê, thuê lại, nhận góp vốn, nhận giữ chộ, mượn của các tổ chức, cá nhân khác và nhà, đất khác không phải của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; xe ôtô; máy móc, thiết bị và tài sản công khác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nghị định quy định rõ các hình thức xử lý nhà, đất khi thực hiện sắp xếp lại: Giữ lại tiếp tục sử dụng; Thu hồi; Điều chuyển; Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Chuyển mục đích sử dụng đất; Chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý; Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng; Sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao và các hình thức khác.

Xem chi tiết tại đây

Chọn mô hình quản lý nào cho chung cư?

Thời gian qua, hàng loạt vụ phản đối, kiện tụng của cư dân các tòa nhà chung cư cao cấp với chủ đầu tư hoặc Ban quản lý chung cư đều ít nhiều liên quan đến mức phí vận hành chung cư và chất lượng dịch vụ chưa tương xứng...

Chia sẻ với Reatimes xoay quanh câu chuyện làm thế nào để quản lý chung cư đô thị mới một cách tốt nhất, ông Trần Khánh, Chủ nhiệm CLB quản lý tòa nhà Hà Nội cho rằng, pháp luật đã quy định một tòa nhà chỉ có một đơn vị quản lý vận hành nhưng thực tế rất nhiều nơi đang xảy ra tình trạng một tòa nhà có hai đơn vị quản lý vận hành. Chủ đầu tư tự quản lý hoặc thuê đơn vị khác quản lý vận hành các tầng hầm và tầng thương mại dịch vụ, còn ban quản trị thuê một đơn vị quản lý vận hành không liên quan đến chủ đầu tư phần “ngọn”.

“Công tác quản lý là một trong ba yếu tố quyết định đến giá nhà chung cư tạ các khu đô thị (cùng với vị trí địa lý và trang thiết bị nội thất). Trong môi trường khá phức tạp ở chung cư thì các bên phải hành xử trên nguyên tắc “biết người biết ta”. Cụ thể, vì cùng chung một tòa nhà nên các bên phải ý thức giảm bớt những lợi ích riêng của mình khi giải quyết các vấn đề chung. Khi chung cư hoạt động ổn định, chính cư dân, người sở hữu nhà chung cư là người có lợi. Bởi an ninh trong chung cư ổn định, các bên không tranh chấp lẫn nhau, môi trường sống hài hòa thì căn hộ sẽ tăng giá trị", ông Trần Khánh - Chủ nhiệm CLB quản lý tòa nhà Hà Nội nói.

Xem chi tiết tại đây

Hàng loạt vụ phản đối, kiện tụng của cư dân các tòa nhà chung cư cao cấp với chủ đầu tư hoặc Ban quản lý chung cư đều liên quan đến mức phí vận hành chung cư, chất lượng dịch vụ chưa tương xứng (Ảnh: Trần Kháng)

Hàng loạt vụ phản đối, kiện tụng của cư dân các tòa nhà chung cư cao cấp với chủ đầu tư hoặc Ban quản lý chung cư đều liên quan đến mức phí vận hành chung cư, chất lượng dịch vụ chưa tương xứng (Ảnh: Trần Kháng)

Đà Nẵng: Giá phòng khách sạn sẽ cạnh tranh khốc liệt

Trong buổi công bố các tiêu điểm về thị trường bất động sản Đà Nẵng ngày 8/2, bà Dương Thùy Dung - Giám đốc CBRE cho biết, thị trường khách sạn tại Đà Nẵng ngày càng trở nên cạnh tranh và chỉ những khách sạn biết tạo sự khác biệt hay có vị trí đẹp mới có thể thu hút du khách.

Bà Dương Thùy Dung nhấn mạnh, thị trường khách sạn Đà Nẵng vừa có một năm sôi động do Hội nghị APEC 2017 và một loạt dự án được xây dựng phục vụ cho sự kiện này, bên cạnh các dự án khách sạn 4-5 sao, cũng có nhiều dự án quy mô nhỏ hơn nhưng chất lượng tốt.

“Chúng tôi có niềm tin mãnh liệt vào sự tăng trưởng thị trường nghỉ dưỡng nói chung và thị trường khách sạn nói riêng ở thị trường Đà Nẵng, việc tổ chức thành công hội nghị APEC mặc dù không có những thuận lợi về thời tiết cũng như các yếu tố bên ngoài… điều này rất ấn tượng và tạo nên sức hút đối với du khách nước ngoài, cả nội địa” - bà Dung chia sẻ.

Về triển vọng, ngành du lịch được kỳ vọng phát triển tốt sẽ dẫn đến công suất phòng khách sạn tăng nhưng giá phòng khách sạn sẽ chịu cạnh tranh khốc liệt hơn trong giai đoạn tới. Nguyên nhân là chịu sự cạnh tranh đến từ khối căn hộ nghỉ dưỡng. “Và trong cuộc cạnh tranh trực tiếp này, khối căn hộ nghỉ dưỡng sẽ phát triển hơn, khả năng tiêu thụ sẽ tốt hơn" - bà Dung cho biết.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top