Aa

Quý I/2018, doanh nghiệp xây dựng – bất động sản thất thu

Chủ Nhật, 13/05/2018 - 20:01

Quý I/2018, thống kê báo cáo tài chính cho thấy, ngành xây dựng và vật liệu có mức tăng trưởng doanh thu khiêm tốn 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sụt giảm giảm 46,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Tổng kết quý I/2018, 706 công ty trên 2 sàn đã công bố BCTC có mức tăng trưởng lợi nhuận cao so với cùng kỳ năm 2017 (tăng 21,62% ). Trong đó, lợi nhuận nhóm VN30 và nhóm HNX30 tăng lần lượt là 21,8% theo năm và 27,78% theo năm. Số công ty báo lãi là 587 và hơn một nửa trong số đó có lãi tăng trưởng dương so với cùng kỳ.

Phần lớn các nhóm ngành đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Trong đó, những ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn và có tính dẫn dắt đang dẫn đầu tăng trưởng như Dịch vụ tài chính tăng 66,2% theo năm với VCI, SSI, HCM.

Hàng & Dịch vụ Công nghiệp tăng 61,3% yoy với VJC, PAN, GMD; Bất động sản tăng 57,3% theo năm với VRE, VIC, DXG; Ngân hàng tăng 51.6% yoy với VCB, ACB, MBB, Thực phẩm và đồ uống tăng 22,8% với MSN…

Lợi nhuận sau thuế quý I/2018 của 12 ngân hàng niêm yết tăng tăng 51.6% theo năm, cao hơn so với mức tăng 36% trong năm 2017. Trong đó, có những ngân hàng đạt mức tăng gấp 2-3 lần như ACB, HDB, TPB và EIB. Cả các ngân hàng hàng đầu cũng đạt tăng trưởng ấn tượng như VCB tăng 58.7% theo năm.

Do tỷ trọng lớn, chiếm 1/3 tổng lợi nhuận toàn sàn, tăng trưởng của ngành ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng chung. Nếu loại trừ ngành ngân hàng, tăng trưởng chung chỉ đạt 13%.

Vẫn có nhiều nhóm ngành tăng trưởng thấp và thậm chí âm như ngành Dầu khí (PVS, PVD), ngành Xây dựng và Vật liệu (CII); ngành ô tô và phụ tùng (TCH, DRC, HAX, CSM), ngành tài nguyên cơ bản như (HSG, NKG), ngành y tế (SJF, TRA, JVC).

Phần tiếp theo chúng tôi sẽ đi sâu vào đánh giá các yếu tố cấu thành tăng trưởng của một số ngành chính như ngân hàng, dịch vụ tài chính, thực phẩm, xây dựng…

Doanh thu các doanh nghiệp ngành xây dựng và vật liệu đi xuống

Ngành xây dựng và vật liệu có mức tăng trưởng doanh thu khiêm tốn 1,2% theo năm, biên lợi nhuận sụt giảm khiến lợi nhuận gộp giảm 9,9% theo năm và LNST giảm 46,7% theo năm. Trong đó, chủ yếu là do CII không còn ghi nhận lợi nhuận không thường xuyên lớn từ đánh giá lại giá trị đầu tư tại các công ty con 1.222 tỷ đồng trong quý 1/2017. Nếu không tính khoản này, lợi nhuận cả ngành giảm 26,4% theo năm.

Tăng trưởng của ngành xây dựng không tích cực, doanh thu toàn ngành tăng nhẹ 1,3% còn lợi nhuận sau thuế giảm 34% so với cùng kỳ (sau khi loại bỏ lợi nhuận không thường xuyên của CII). Biên lợi nhuận gộp giảm từ 13,1% trong quý 1/2017 còn 11,2% trong quý 1/2018 do giá VLXD tăng, chủ yếu là các mặt hàng sắt thép và cát.

Hai doanh nghiệp xây dựng dân dụng đầu ngành là HBC và CTD ghi nhận lợi nhuận giảm lần lượt 25,1% và 3,4% so với quý 1/2017, ROS cũng giảm 72,2% theo năm.

Các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng, công nghiệp lớn có VCG, HUT, CII cùng ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, riêng CTI chỉ giảm -15% và FCN tăng 41%.

Nhóm ngành nhựa và xi măng vẫn chưa có dấu hiệu tích cực khi tổng doanh thu giảm nhẹ còn lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 31% và 45% theo năm. Mức độ cạnh tranh trong ngành vẫn cao trong khi giá các yếu tố đầu vào tăng, đặc biệt là giá than, hạt nhựa đã làm ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của ngành.

Hai doanh nghiệp đầu ngành xi măng là HT1 và BCC ghi nhận doanh thu sụt giảm lần lượt là 3% và 15% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của HT1 sụt giảm 25% và BCC tiếp tục ghi nhận lợi nhuận âm trong quý 1/2018 (cùng kỳ lợi nhuận sau thuế đạt 250 tỷ đồng). Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khác cũng ghi nhận lỗ trong quý 1/2018 bao gồm BTS, HXV, SJC.

BMP và NTP giảm mạnh về cả doanh thu và lợi nhuận, riêng doanh nghiệp nhỏ hơn là DNP ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đạt 436 tỷ đồng doanh thu (43% theo năm) và 9,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (98% theo năm) nhờ mảng mới cung cấp nước sạch cho khu vực TP. Phan Thiết và tỉnh Tiền Giang, hiện còn nhiều tiềm năng khi cung vẫn chưa đủ cầu.

Nhóm doanh nghiệp gạch, đá có sự phân hóa tùy theo từng loại sản phẩm và phân khúc hoạt động nhưng đa phần có lợi nhuận sụt giảm, trong đó giảm gây tác động đến toàn ngành nhiều nhất là VGC (40% theo năm), ngược lại, VCS tiếp tục đà tăng trưởng tốt khi ghi nhận lợi nhuận đạt 218,5 tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ./.

Chủ đề bạn có thể quan tâm

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top