Aa

Rà soát, lập phương án sử dụng đất quốc phòng

Linh Chi
Linh Chi hoanguyen1304@gmail.com
Thứ Hai, 29/03/2021 - 06:28

Nghị định 26/2021/NĐ-CP yêu cầu trong 18 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, các đơn vị sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp sản xuất phải rà soát, lập phương án sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền...

Ngày 25/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/2021/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết 132/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

Nghị định yêu cầu trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an đang sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải hoàn thành việc rà soát, lập phương án sử dụng đất hoặc phương án xử lý dự án, hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện (sau đây gọi chung là phương án xử lý) và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị quyết số 132/2020/QH14 và Nghị định này.

Ngoài ra, nghị định yêu cầu việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải tuân thủ các nguyên tắc quy định theo Nghị quyết số 132/2020; trường hợp hợp tác với đối tác nước ngoài thì phải bảo đảm phù hợp với đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Nghị định cũng quy định, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 132/2020/QH14.

Rà soát, lập quy hoạch đất quốc phòng
Ảnh minh họa.

Đối với đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế quy định tại Điều 6 Nghị quyết số 132/2020/QH14.

Trường hợp cần sử dụng đất để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chấm dứt phương án sử dụng đất tại các đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an; các tổ chức, cá nhân có liên quan phải bàn giao lại đất cho các đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó, Nghị định 26/2021/NĐ-CP cũng quy định về các trường hợp sử dụng đất Quốc phòng, an ninh kết hợp lao động, sản xuất không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm.

Cụ thể, các trường hợp sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm bao gồm: Sử dụng đất để tổ chức tăng gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, chế biến thủy sản; Sử dụng đất để tổ chức dịch vụ hỗ trợ hậu cận - kỹ thuật (thư viện, bảo tàng, nhà hát, cơ sở phát thanh, truyền hình, điện ảnh,…); Sử dụng đất để tổ chức lao động, giáo dục, giáo dục cải tạo, rèn luyện (cơ sở thi đấu, tập luyện thể dục, thể thao, cơ sở huấn luyện,…).

Điểm đáng chú ý khác tại Nghị định 26/2021/NĐ-CP là việc quy định các trường hợp dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết sai phạm, không hiệu quả phải chấm dứt, thanh lý, thu hồi.

Cụ thể gồm: Đã có văn bản kết luận sai phạm và không được tiếp tục thực hiện của cơ quan, người có thẩm quyền; Không triển khai trong thời hạn 12 tháng hoặc chậm tiến độ triển khai trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, trừ trường hợp bất khả kháng...

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top