Aa

Sản xuất thành công xi măng sinh học thân thiện với môi trường

Thứ Hai, 04/07/2022 - 15:10

Các nhà nghiên cứu Mỹ sản xuất thành công xi măng sinh học dựa trên vi tảo giúp giảm phát thải carbon.

Theo đó, bê tông được hình thành từ loại xi măng này có thể mở ra một kỷ nguyên xây dựng bền vững mới trên toàn thế giới.

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Colorado Boulder, Đại học North Carolina Wilmington và Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia Mỹ đã nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất xi măng có từ đá vôi sinh học.

Sản phẩm xi măng làm từ đá vôi sinh học hứa hẹn có thể giúp giải quyết được bài toán giá nguyên liệu đầu vào trong sản xuất xi măng tăng cao như hiện nay. Ngoài ra, còn giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất loại vật liệu này.

Mỹ sản xuất thành công xi măng sinh học thân thiện với môi trường. (Ảnh minh họa)

Đá vôi cũng được tạo ra từ canxi carbonat. Theo đó, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã nuôi cấy loại tảo có tên Coccolithophore nhằm tạo ra đá vôi sinh học. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, không giống như đá vôi tự nhiên phải mất hàng triệu năm để hình thành bên dưới mặt đất, phiên bản sinh học của Coccolithophore có thể được tạo ra trong thời gian thực.

Hơn nữa, loại tảo sinh học này có thể tạo ra canxi carbonat nhanh hơn so với quá trình hình thành đá vôi tự nhiên bên dưới mặt đất. Ngoài ra, vì vi tảo có thể tồn tại ở cả nước mặn và nước ngọt, chúng có thể được sử dụng để sản xuất đá vôi ở hầu hết mọi nơi.

Việc sản xuất xi măng từ đá vôi sinh học không chỉ trung hòa cacbon mà còn loại bỏ carbon do vi tảo hấp thụ CO2 từ môi trường và lưu trữ dưới dạng canxi carbonate. Do đó, các sản phẩm bê tông được hình thành từ xi măng này có thể mở ra một kỷ nguyên xây dựng bền vững mới trên toàn thế giới.

Với nghiên cứu đột phá này, Srubar đã được trao giải thưởng CAREER của Tổ chức Khoa học Quốc gia và gần đây. Họ cũng đã hợp tác với nhiều công ty tư nhân để mở rộng quy mô các hoạt động nghiên cứu và sản xuất liên quan đến đá vôi sinh học.

Được biết, ngành sản xuất xi măng hiện đang đứng thứ ba trong số 10 nguồn gây ô nhiễm công nghiệp lớn nhất. Mỗi năm có khoảng 2 tỷ tấn CO2 thải vào môi trường do quá trình sản xuất và sử dụng xi măng.

Xi măng là thành phần quan trọng nhất của bê tông, là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng của bê tông và độ bền của công trình. Ngày nay, xi măng được sử dụng rất rộng rãi do ưu điểm thi công đơn giản, nguyên vật liệu ban đầu đã có sẵn, có tính chất cơ học tốt, tuổi thọ cao.

Tại thị trường Việt Nam, các doanh xi măng đang đối diện với khó khăn, thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào để đảm bảo cho quá trình sản xuất. Theo đó, việc thiếu hụt nguồn cung than và đá vôi khiến các nhà sản xuất phải mua nguyên vật liệu ở mức giá cao từ các nhà nhập khẩu, qua đó làm giảm biên lợi nhuận của các doanh nghiệp này.

Việc giá các loại nguyên, nhiên liệu, trong đó có giá than tăng cao, các thương hiệu xi măng trong nước đã thông báo tăng giá bán để bù vào chi phí sản xuất./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top