Aa

Sống hiện đại là sống xanh

An Vũ
An Vũ pvhongvu@gmail.com
Chủ Nhật, 03/06/2018 - 07:02

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp bất động đều hướng đến làm các dự án nhà ở xanh, sống bền vững và hài hòa với môi trường. Đây cũng trở thành mục tiêu trọng tâm của ngành xây dựng, bất động sản trong thời gian tới.

Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị Úc, một thành phố sinh thái phải đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên. Còn theo tổ chức Y tế thế giới, thành phố sinh thái phải đảm bảo 4 nguyên tắc: Ít xâm phạm đến môi trường tự nhiên, đa dạng hoá việc sử dụng đất, chức năng đô thị và hoạt động của con người.

Trên thế giới, một số nước đã xây dựng thành công các đô thị xanh, đô thị sinh thái như: Curitiba (Brazil), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), Singapore, Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức), Alexandria, Virginia (Mỹ)…

Điển hình phải kể đến thành phố sinh thái Thiên Tân sino (Singapore) dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành trong năm 2020. Đây là thành phố sinh thái có diện tích 30km2 với 350.000 cư dân sinh sống. Thành phố được trang bị các công nghệ tiết kiệm năng lượng mới nhất. Không những vậy, thành phố còn có các khu vực đặc biệt như không gian mặt trời, không gian gió, không gian trái đất, hành lang sinh thái, không gian đô thị.

Sinh thái đô thị muốn nói đến các điều kiện sinh sống của đô thị mà đối tượng quan tâm là môi trường sinh thái,

Sinh thái đô thị muốn nói đến các điều kiện sinh sống của đô thị mà đối tượng quan tâm là môi trường sinh thái và người dân

Trong đô thị sinh thái, mật độ không gian xanh của dự án cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức hút đối với những người có điều kiện kinh tế và mong muốn có một cuộc sống chuẩn xanh đích thực. Trong khi đó, tại Việt Nam, mật độ cây xanh trên người còn khá thấp, số cây xanh trong khu đô thị còn khá ít, bố trí thưa thớt. Đáng chú ý là diện tích các mảng xanh của đô thị điển hình là Hà Nội đang ngày càng bị thu hẹp.

Chia sẻ với Reatimes, TS.KTS. Trương Văn Quảng, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho hay: “Nói về yếu tố xanh sẽ có hai loại xanh khác nhau là xanh đô thị và xanh của chung cư, của kiến trúc.

Xanh trong đô thị gồm diện tích, không gian mở, không gian công cộng, vườn hoa, công viên, mặt nước. Cây xanh theo tiêu chuẩn xây dựng thực hiện theo tiêu chí m2/người, tức là công trình nào có tỷ lệ 15 - 20m2/người là đô thị có cây xanh đạt chuẩn, đó là cây xanh có sự đầu tư.

Nếu tính diện tích cây xanh che phủ như cây xanh tư nhiên, rừng, đồi núi, cây xanh bao che trong không gian đô thị thì độ che phủ cao, đóng góp cho hệ sinh thái đô thị và giúp đô thị mát mẻ. Mặt khác, xanh chung cư là kiến trúc căn hộ được hưởng hết các giá trị của thiên nhiên như nắng, gió, cảnh quan của một khu vực và người dân tiếp cận được ngay với các tiện ích có chất lượng tốt”.

Lý giải về diện tích xanh trong đô thị giảm, TS. Quảng cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân, trong đó những bất cập trong quy hoạch khiến quỹ đất cho không gian xanh, không gian công cộng, diện tích mặt hồ giảm, một số mô mô hình nhà ở của người dân khi cơi nới hoặc xây trái phép cũng lấn chiếm sông hồ, không gian trên cao.

“Trước đây, một ô đất 200m2 chỉ có một ngôi nhà với vườn rộng bao quanh, sau này vì nhu cầu nhà ở khu đất đó có thể hình thành biệt thự hoặc nhà cao tầng với nhiều hộ gia đình sinh sống, diện tích nhỏ hẹp đã buộc họ phải cơi nới, mở rộng thêm diện tích không gian trên cao làm cây xanh không có điều kiện để phát triển”, TS. Quảng nhấn mạnh.

Theo đó, để tăng diện tích cây xanh trong đô thị, trước hết trên các tuyến đường buộc phải chặt bỏ cây xanh để xây dựng thì chặt ở chỗ nào sẽ phải trồng vào chỗ khác. Hà Nội đã bắt đầu nhận ra vai trò cây xanh của đô thị, không những tạo ra hình ảnh, cảnh quan đô thị, môi trường đô thị mà còn tạo ra bản sắc của đô thị.

Không những vậy, bảo vệ giá trị của cây xanh trong đô thị là việc Hà Nội phải thường xuyên làm. Có thể trong thời gian tới, Hà Nội cần có thêm các công viên cây xanh. Đối với khu vực ngoại thành, chắc chắn cần những công viên mới gắn với không gian bảo tồn thiên nhiên như công viên rừng từ các khu Sóc Sơn, Bà Vì.

Ngoài ra, trong quá trình phát triển, cấu trúc đô thị là 30% dành cho phát triển đô thị, 70% để bảo vệ hành lang xanh theo Quyết định 259 của Chính phủ, đây cũng là cơ hội để nhân rộng diện tích cây xanh cho Hà Nội để hình thành các đường phố xanh như Hoàng Diệu, Hoàng Hoa Thám, hình thành các ký ức cho người dân đô thị, để từ đó người dân thấy yêu quý đô thị nhiều hơn./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top