Aa

Sốt đất ở Đồng Nai chưa có dấu hiệu dừng

Chủ Nhật, 27/05/2018 - 14:01

Sốt đất ở Đồng Nai chưa có dấu hiệu dừng; Việt Nam đang nằm trong tầm ngắm của thị trường đầu tư quốc tế; Nhà dưới 400 triệu đồng là giấc mơ an cư của người lao động?; Thị trường chứng khoán “quá bán” – ai được, ai mất?;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Thị trường chứng khoán có tạo đáy?

Kết thúc tuần giao dịch với một cây nến đỏ đặc dài tương đương giảm 80 điểm, Vn-index đã xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2018. Liệu rằng đây đã phải là điểm đáy của đợt sụt giảm đang dội xuống nhà đầu tư?

Thị trường mở cửa phiên giao dịch cuối tuần vẫn với sự thận trọng và có phần bi quan của nhà đầu tư khi đón nhận thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và dọa áp thuế nhập khẩu với xe hơi, xe tải.

Bộ đôi VHM (tăng 2,6%) và VIC (tăng 2,8%) đóng vai trò làm trụ đỡ cho thị trường, tuy nhiên, trước áp lực quá lớn từ các cổ phiếu vốn hóa lớn khác, các chỉ số không thể hồi phục. Khởi đầu là nhóm dầu khí với những cổ phiếu đầu ngành là GAS, PVS, PVD đều dư bán sàn đã kéo theo hàng loạt mã trụ cột khác bị bán mạnh như SAB, PLX, ROS cùng giảm trên 3%, VJC giảm sàn và lực bán tháo của nhà đầu tư xuất phát từ nhóm cổ phiếu ngân hàng ở VCB, BID, CTG.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Vn-index giảm 22,02 điểm (2,23%) xuống 963,9 điểm, Hnx-index cũng giảm 2,2% xuống 114,49 điểm; Upcom-index giảm 1,39% xuống 53,13 điểm. Thanh khoản thị trường đạt gần 215 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 5.600 tỷ đồng (trong đó có hơn 1.100 tỷ đồng giao dịch thỏa thuận).

Kết thúc tuần giao dịch với một cây nến đỏ đặc dài tương đương giảm 80 điểm, Vn-index đã xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2018. Liệu rằng đây đã phải là điểm đáy của đợt sụt giảm lần này?

Xem chi tiết tại đây

Sốt đất ở Đồng Nai chưa có dấu hiệu dừng

Mặc cho chính quyền địa phương đã cảnh báo về tình trạng pháp lý nhiều rủi ro, tình trạng đất nông nghiệp phân lô, bán nền diễn ra khá nhộn nhịp với giá đất liên tục tăng theo cấp số nhân ở cả khu vực trung tâm và vùng ven TP HCM.

Đường D2D tuyến đường có giá giao dịch đắt đỏ nhất Biên Hoà

Đường D2D tuyến đường có giá giao dịch đắt đỏ nhất Biên Hoà

Đầu tháng 3/2018, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định tách thửa với đất ở, nông nghiệp, phi nông nghiệp không phải đất ở. Hiệu ứng quyết định làm nhiều khu vực đã có giá đất tăng, nay lại tiếp tục tăng nhanh và lan rộng ra các khu vực ngoại ô thành phố.

Tại trung tâm Thành phố Biên Hoà đường D2D - Võ Thị Sáu hiện nay đang giao dịch với giá 60-90 triệu/m2 cao ngất ngưởng, trước tết giá giao dịch đang ở mức 50 triệu/m2. Với nhiều hứa hẹn là sẽ làm được “sổ đỏ” – anh Thuận, một cò đất tại Biên Hoà đưa ra bằng chứng là quyết định cho tách thửa của chính quyền địa phương và nói nếu không nhanh tay thì giá đất sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Theo nhìn nhận chung của nhiều nhà đầu tư thì nguyên nhân cơn sốt đất vừa qua ở Đồng Nai sốt là vì “ăn theo” Tp.HCM, do Đồng Nai là tỉnh thành giáp ranh với Tp.HCM và hiện tại chính quyền đang xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng giao thông kết nối Tp.HCM với Đồng Nai cụ thể là các tuyến đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây- Tp.HCM, Tuyến Metro Bến Thành –Suối Tiên.

Xem chi tiết tại đây

Việt Nam đang nằm trong tầm ngắm của thị trường đầu tư quốc tế

Với vị thế là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, Việt Nam đang nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư quốc tế. FDI tăng trưởng liên tục từ năm 2000 và chạm mức kỷ lục trong năm 2017, với tổng vốn đăng ký mới đạt 35,88 tỷ USD – tăng 44% so với năm trước và tổng vốn giải ngân đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016.

Số liệu 3 tháng đầu năm 2018 cho thấy dấu hiệu tương đối khả quan với tổng vốn FDI giải ngân đạt 3,8 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội đánh giá, bất động sản là một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài trong những năm qua. Các thị trường trong khu vực như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Trung Quốc, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc nằm trong số các quốc gia đứng đầu về luồng vốn đầu tư vào bất động sản Việt Nam.

Trong đó, theo ông Matthew, vốn đầu tư ngoại tập trung vào đa dạng các phân khúc, trong đó có các phân khúc truyền thống như nhà ở, văn phòng, bán lẻ và các phân khúc mới nổi như nghỉ dưỡng (bao gồm cả phát triển và vận hành dự án), bất động sản công nghiệp và kho vận.

Xem chi tiết tại đây

Nhà dưới 400 triệu đồng là giấc mơ an cư của người lao động?

Hà Nội vừa đề xuất Chính phủ đồng ý để thành phố xây dựng các căn nhà từ 35m2 - 40m2 có mức giá từ 200-400 triệu đồng/căn để bán cho công nhân. Dự án này mở ra cơ hội cho hàng nghìn lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có cơ hội sở hữu một căn nhà.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, nhu cầu về nhà ở xã hội hiện nay là rất lớn, nhưng người lao động khó tiếp cận được loại hình nhà ở này bởi mức giá còn quá cao trong khi thiếu sự hỗ trợ tín dụng giá rẻ. Bên cạnh đó, chất lượng của nhà ở xã hội cũng chưa đảm bảo dẫn đến ngại ngần của người dân khi tiếp cận các dự án này.

Tiến sỹ Lê Duy Hiếu, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, nhà ở xã hội hiện nay có dịch vụ sau bán hàng rất kém và chất lượng không cao với các hiện tượng nhà dột, nhà hỏng cùng những quy chế sau 5 năm mới được chuyển nhượng…

“Tất cả những yếu tố đó đang gây ấn tượng xấu cho người tiêu dùng là nhà ở xã hội không phải là một ngôi nhà mong ước. Nếu như trước đây người ta choáng ngợp với nhà ở xã hội là giá rẻ, thấp và tốt cho người tiêu dùng thì nay những quan điểm đó đang dần dần bị phai mờ”, ông Hiếu chỉ rõ.

Xem chi tiết tại đây

Thị trường chứng khoán “quá bán” – ai được, ai mất?

Kể từ khi lập đỉnh lịch sử 1.204,33 điểm theo giá đóng cửa ngày 9/4/2018, Vn-index lao dốc mạnh và mất đi hơn 18% chủ yếu ảnh hưởng từ các mã có vốn hóa lớn trong nhóm VN30 đã “ép” Vn-index đi ra ngoài mọi dự báo của các chuyên gia phân tích chứng khoán cũng như các yếu tố cơ bản lẫn đồ thị kỹ thuật.

Thị trường chứng khoán lao dốc giai đoạn này được nhìn nhận là “quá đà” trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đang rất khả quan, khi số liệu tăng trưởng GDP quý I đạt gần 7,4% - cao nhất trong 10 năm, hay dự trữ ngoại hối lập kỷ lục 63 tỷ USD, lượng doanh nghiệp làm ăn có lãi tiếp tục tăng cho đến những thương vụ IPO đình đám vừa diễn ra...

Trong mỗi vấn đề đều có 2 mặt của nó. Vậy nên, khi Vn-index đang trong trạng thái “quá bán” ở giai đoạn này - câu hỏi đặt ra là “ai được” và “ai mất” ở thị trường chứng khoán?

Đầu tiên phải kể đến vốn hóa thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Theo đó, kết thúc quý I/2018, khi thị trường ở vùng đỉnh, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 4,16 triệu tỷ đồng (183 tỷ USD) trong đó, sàn HOSE đạt gần 3,2 triệu tỷ đồng (gần 141 tỷ USD).

Theo giá tham chiếu ngày 18/5, nếu loại trừ vốn hóa của VinHomes (do mới niêm yết) là 296.000 tỷ đồng (13 tỷ USD) thì vốn hóa của sàn HOSE chỉ còn 124 tỷ USD. Chắc hẳn, tới thời điểm hiện tại con số này con giảm nhiều hơn nữa do Vn-index giảm tới 80 điểm nữa trong một tuần giao dịch vừa qua khiến giá trị của các mã vốn hóa lớn giảm tới 10%, thậm chí còn hơn như VCB, GAS...

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top