Aa

Bất động sản 24h: Sốt đất “xì hơi“, nhà đầu tư rao bán cắt lỗ nhưng không ai mua

Chủ Nhật, 26/06/2022 - 09:48

Sốt đất "xì hơi", nhà đầu tư rao bán cắt lỗ nhưng không ai mua; Cục Thuế TP.HCM lên dữ liệu giá giao dịch bất động sản để thu thuế... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Sốt đất "xì hơi", nhà đầu tư rao bán cắt lỗ nhưng không ai mua
Anh Trần Văn Tĩnh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, cuối năm 2021, anh mua 1 mảnh đất ven hồ 1.000m² ở Thạch Thất với giá 5 tỷ. Mảnh đất này có 20m² mặt hồ và 100m² đất thổ cư. Anh Tĩnh vừa mua được vài tháng, thì cuối tháng 3/2022 cơn sốt đất ven hồ bùng lên, lô đất của anh Tĩnh được hỏi mua lại với giá chênh 500 triệu đồng so với lúc anh mua. Tuy nhiên, anh Tĩnh sợ bán hớ nên quyết định giữ lại chờ giá lên tiếp.

Nhiều nhà đầu tư sợ bán hớ, bị mắc kẹt khi cơn sốt đất đi qua

“Tôi nghĩ lãi 500 triệu đồng là quá ít vì lô đất của tôi có vị trí đẹp, đất ven hồ luôn nên giá ấy bán sẽ bị hớ nhiều. Hơn nữa thị trường có thể sẽ tiếp tục tăng, nên tôi cũng không vội vàng gì”, anh Tĩnh chia sẻ.

Tuy nhiên, chỉ hơn 1 tháng sau, do gia đình có việc cần tiền gấp, anh Tĩnh đành nhờ các môi giới bán giúp mảnh đất của mình. Mức giá anh gửi bán là 6 tỷ đồng. Nhưng rao bán cả tháng, lô đất của anh Tĩnh cũng có rất ít khách hỏi, gần như không nhiều người quan tâm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cục Thuế TP.HCM lên dữ liệu giá giao dịch bất động sản để thu thuế

Đây là thông tin được ông Thái Minh Giao, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, chia sẻ liên quan hoạt động rà soát, kiểm tra việc kê khai thuế kinh doanh bất động sản trên địa bàn.

Cụ thể, ông Giao cho biết trong 3 tháng đầu năm nay, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện đấu tranh, xử lý gần 10.900 hồ sơ giao dịch chuyển nhượng bất động sản, qua đó truy thu thêm hơn 180 tỷ đồng tiền thuế cho ngân sách.

Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết bên cạnh việc triển khai chống thất thu theo chỉ đạo, Cục Thuế thành phố đã xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về giá các giao dịch bất động sản trên địa bàn để quản lý.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vành đai 3 - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng TP.HCM

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Vành đai 3 của TP.HCM đã được Quốc hội biểu quyết thông qua. Dự án sẽ được đầu tư theo hình thức đầu tư công, bắt đầu thực hiện từ năm nay 2022. Đây là dự án giao thông lớn nhất phía Nam từ trước đến nay, không chỉ tạo động lực cho phát triển kinh tế TP.HCM mà còn cả trong vùng phía Nam.

Đường Vành đai 3 bao quanh TP.HCM, đi qua 3 tỉnh, thành lân cận như Long An, Bình Dương và Đồng Nai. Nếu như được hình thành, đây sẽ như sợi dây kết nối hữu hình giúp vùng kinh tế vùng TP.HCM có thêm động lực phát triển.

Có thể ví von đường Vành đai 3 như một sợi dây kết nối và giữa các tỉnh thành là các mắc xích thì nếu như có mắc xích nào bị đứt đoạn chắc chắn dự án sẽ không thực sự phát huy được hiệu quả. Do đó, trong công tác triển khai con đường này, điểm mấu chốt chính là sự phối hợp giữa các địa phương để đảm bảo sự đầu tư một cách đồng bộ của cả con đường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Quỹ đất 20% nhà ở xã hội: Làm sao may vừa một "chiếc áo" cho hai người có "kích cỡ" khác nhau?

Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP quy định: “Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5 ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội”.

Điều đó đồng nghĩa trong cùng một dự án, chủ đầu tư phải xây dựng ít nhất 2 loại hình nhà ở dành cho 2 đối tượng khác nhau, thậm chí chênh lệch nhau khá lớn về cả sinh kế, thu nhập, điều kiện tài chính, điều kiện sinh hoạt cũng như nhu cầu sử dụng các tiện ích và hạ tầng xã hội.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng quy định này đang làm phát sinh nhiều bất cập.

Mới đây, tại văn bản số 43/2022/CV- HoREA gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng về việc góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP đã bãi bỏ phương thức chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại “nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo giá đất mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước nhằm bổ sung vào ngân sách địa phương dành để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn” đã được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP trước đây.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp than trời vì thủ tục

Tại hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp (DN) và chính quyền TP.HCM do Sở Xây dựng và Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố (ITPC) tổ chức ngày 24/6, các DN tiếp tục kiến nghị vướng mắc liên quan đến thủ tục xin giấy phép xây dựng, chính sách ưu tiên làm nhà ở xã hội.

Tại buổi đối thoại, nhiều DN đã nêu những vướng mắc trong quá trình xin cấp phép xây dựng, cấp phép triển khai dự án. Công ty CP Địa ốc Chợ Lớn nói nhu cầu của DN chỉ xin xây dựng thêm một phần diện tích nhỏ cho liền khối với trụ sở đã được cấp phép nhưng Sở Xây dựng cho biết phải liên hệ Sở Quy hoạch - Kiến trúc?

Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch Công ty Thép Khương Mai kể câu chuyện hơn 30 năm sau khi mua đất ở quận 7 trong khu dân cư hiện hữu, đến giờ ông vẫn phải bỏ hoang vì gặp khó trong việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở. Nhiều công ty dịch vụ không dám nhận hỗ trợ vì nói rằng thủ tục phức tạp. Đến năm 2006, ông mới chuyển mục đích sử dụng đất xong.

"Sau đó, tôi mua thêm miếng đất ngay phía sau, định gộp chung để xây dựng văn phòng hoặc kho bãi nhưng sau 5 lần nộp hồ sơ vẫn chưa chuyển được mục đích sử dụng đất, dù không vướng mắc gì", ông Khương ngán ngẩm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top