Aa

Sự thật về quần thể lăng mộ trên mảnh đất “phong thủy bảo địa” của 13 vị Hoàng đế Minh triều

Thứ Sáu, 21/07/2017 - 06:40

Cho tới ngày nay, phong thủy của quần thể di tích Thập Tam Lăng vẫn là đề tài thu hút đối với các nhà phong thủy hiện đại và giới sử học Trung Quốc.

Sinh thời, các vị Hoàng đế Minh triều có niềm tin vững chắc vào quan niệm phong thủy.

Khi mới sinh, con cháu Hoàng tộc sẽ tùy theo bối phận và ngũ hành để lựa chọn tên tự.  Ngay tới việc an táng sau này của Hoàng thất cũng được lựa chọn dựa theo những quy luật nghiêm ngặt về phong thủy.

Quần thể lăng mộ nằm trên mảnh đất “phong thủy bảo địa”

Sử cũ có ghi, huyện Xương Bình thuộc thành Bắc Kinh xưa có một ngọn núi chứa hoàng thổ. Dưới thời nhà Minh, ngọn núi tại nơi này được một nhà phong thủy nhìn trúng, liền tiến cử với Minh Thành Tổ Chu Đệ để xây dựng lăng mộ cho hoàng gia.

Khi ấy vừa đúng dịp sinh thần của nhà vua, nên ngọn núi này được đổi tên thành Thiên Thọ Sơn, cũng được lựa chọn làm nơi an táng của các vị vua nhà Minh sau này, tính từ thời của Thành Tổ Chu Đệ.

 Địa thế của khu lăng mộ Hoàng đế Minh triều được phác họa trong tranh thủy mặc. 

Địa thế của khu lăng mộ Hoàng đế Minh triều được phác họa trong tranh thủy mặc. 

Bấy giờ, các phong thủy gia đương thời đều coi mảnh đất dưới chân núi Thiên Thọ là một khối “phong thủy bảo địa”, sở hữu địa thế tuyệt hảo. Ba hướng Đông, Tây, Bắc của mảnh đất này đều có núi non trùng điệp vậy quanh, phía Nam lại giáp với một con sông.

Núi non xung quanh có địa thế bằng phẳng, dòng sông phía Nam cũng có hai ngọn núi nhỏ, tựa như những lầu gác cho Hoàng lăng đặt ở nơi này.

Hơn nữa, nơi đây lại có hệ thống nước ngầm nằm ở vị trí rất sâu trong lòng đất. Như vậy, thi cốt của Hoàng đế khi an táng sẽ khó bị mục ruỗng.

Vì vây, nơi này nhanh chóng được Hoàng thất Minh triều lựa chọn khu vực hình vòng cung ở chân núi Thiên Thọ làm nơi xây dựng ngôi mộ cho hoàng gia.

Hình ảnh Thập Tam Lăng với dãy núi Thiên Thọ sừng sững phía sau. 

Hình ảnh Thập Tam Lăng với dãy núi Thiên Thọ sừng sững phía sau. 

Khu vực này là một thung lũng yên tĩnh rộng khoảng 40 km2, bốn bề có núi bao bọc, rất lý tưởng để làm nơi yên nghỉ của các vị Hoàng đế.

Không chỉ có địa thế hợp phong thủy và phong cảnh hữu tình, khu vực này còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự bởi có núi như bức bình phong bảo vệ.

Suốt mấy trăm năm lịch sử Minh triều, hầu hết các vị vua của triều đại này đều được an táng tại đây, sử cũ gọi là Thập Tam Lăng.

Triều đại hưng vượng nhờ phong thủy: sự thật hay chỉ là truyền thuyết?

Thập Tam Lăng bao gồm 13 lăng mộ của 13 vị Hoàng đế, lần lượt là Trường Lăng của Minh Thành Tổ, Hiến Lăng của Minh Nhân Tông, Cảnh Lăng của Minh Tuyên Tông, sau đó tới Dụ Lăng của vua Anh Tông, Mậu Lăng của vua Hiến Tông, Thái Lăng của vua Hiếu Tông, Khang Lăng của vua Võ Tông, Vĩnh Lăng của vua Thế Tông, Chiêu Lăng của vua Mục Tông, Định Lăng của vua Thần Tông,  Khánh Lăng của vua Quang Tông, Đức Lăng của vua Hi Tông, cuối cùng là Tư Lăng của Minh Tư Tông.

Toàn cảnh Trường Lăng của Minh Thành Tổ Chu Đệ - lăng mộ bề thế và có niên đại lâu nhất trong quần thể Thập Tam Lăng.

Toàn cảnh Trường Lăng của Minh Thành Tổ Chu Đệ - lăng mộ bề thế và có niên đại lâu nhất trong quần thể Thập Tam Lăng.

Các lăng mộ nằm theo hướng Bắc – Nam, nối với nhau bằng một con đường mang tên Thần Đạo dài chừng 1.7 cây số, nằm giữa hai rặng núi Hổ Sơn và Long Sơn.

Trên con đường này còn được bài trí 36 tượng đá cao gần 4m tạc hình bá quan văn võ, linh vật để canh giữ Hoàng lăng.

Cổng đá vào lăng được xây dựng vào năm 1540 với quy mô vô cùng bề thế: cao 14 mét, rộng 19 mét.

Kể từ thời của Minh Thành Tổ Chu Đệ, có tới 13 trên tổng số 16 vị  Hoàng đế nhà Minh đều lựa chọn nơi đây làm nơi an nghỉ cuối cùng cho mình.

Sau này, vì oán giận nhà Hậu Kim soán ngôi đoạt vị, hoàng thất Hậu Minh đã sai người về Hà Bắc (quê gốc của nhà Kim) để tìm phần mộ tổ tiên của kẻ thù nhằm đoạn long mạch, triệt long khí, phá phong thủy.

Vậy nhưng hàng thế kỷ sau đó, nhà Hậu Kim vẫn không ngừng lớn mạnh, phát triển thành vương triều Đại Thanh, thống trị Trung Hoa suốt một khoảng thời gian dài.

Sau này, Hoàng đế Ung Chính và Càn Long không những không phá hủy lăng tẩm nhà Minh mà còn cho người tu bổ, sửa chữa.

Mặc dù lăng mộ hoàng gia của vương triều này được bảo tồn gần như nguyên trạng, phong thủy của Thiên Thọ Sơn cũng không hề hay đổi, nhưng cơ nghiệp Minh triều cũng không có cơ hội được phục dựng.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top