“Đòn bẩy thép” từ quy hoạch hạ tầng và giao thông
Từ xa xưa, dòng sông vốn được coi là mạch nguồn của sự sống, khởi đầu của thịnh vượng. Sự phát triển của nền văn minh nhân loại cũng đã đúc rút ra một quy luật: Các triều đại phồn thịnh, các thành phố hoa lệ đều hình thành bên lưu vực của các con sông lớn.
Trong lịch sử hơn một nghìn năm văn hiến, Thủ đô Hà Nội đã ôm lấy một bên bờ sông Hồng để phát triển. Giờ đây, Hà Nội đón chờ vận hội mới với chiến lược quy hoạch tập trung phát triển quy hoạch thành phố hai bên sông Hồng.
Theo đó, một trong những động thái quan trọng của thành phố là gấp rút đẩy nhanh tiến độ triển khai quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Cuối tháng 7 vừa qua, trong hội nghị trực tuyến tiếp xúc cử tri quận Hai Bà Trưng và lãnh đạo một số sở, ngành của thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết dự kiến vào cuối năm nay, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ được phê duyệt.
Quy hoạch định hướng khu vực này sẽ là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô.
Trong đó sẽ phát triển hệ thống đường trục và hệ thống mạng lưới đường ven sông, đường dành cho người đi bộ và xe đạp. Có hệ thống cầu, hầm kết nối đô thị hai bên bờ sông, kết nối giao thông đô thị và đường thủy…, tạo điều kiện và động lực phát triển cho khu vực.
Cụ thể, bờ Đông thủ đô được mạnh tay đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông nghìn tỷ với 10 cây cầu được xây mới và bổ sung bắc qua sông Hồng. Trước mắt, sẽ có 5 cây cầu gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Đuống và cầu Giang Biên được triển khai và dự kiến hoàn thành trong năm 2021.
Trong đó, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẽ được tăng gấp đôi lưu lượng giao thông so với trước đây, kết hợp với nút giao thông Cổ Linh với 4 tầng xe chạy, 6 đường dẫn giúp tăng tính kết nối hai đầu đến các trục giao thông huyết mạch.
Cầu Tứ Liên sẽ kết nối hai điểm cầu là khu vực Tứ Liên (Tây Hồ) và Đông Ngàn (Đông Anh). Cầu Giang Biên có độ dài 5,4 km giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực Vĩnh Tuy, vành đai 2 sang Ninh Hiệp (Bắc Ninh). Cầu Trần Hưng Đạo tăng tính kết nối từ quận Long Biên sang trung tâm Hoàn Kiếm. Cuối cùng là cầu Đuống 2 kết nối phường Đức Giang (Long Biên) với đường Hà Huy Tập (Gia Lâm).
Có thể nói, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ tạo nên một diện mạo mới hiện đại mà vẫn nên thơ cho bờ Đông sông Hồng, giúp nơi đây có một sức hấp dẫn khó đâu sánh được.
Theo CBRE Việt Nam dự báo, hàng loạt tín hiệu tích cực trong quy hoạch hạ tầng và giao thông sẽ là “đòn bẩy thép” thúc đẩy giá trị bất động sản tại khu vực Đông Hà Nội tăng ít nhất 16 - 18% trong thời gian tới.
Nhu cầu bất động sản khu Đông bứt phá
Theo kế hoạch phân bổ dân số tính đến năm 2030 do thành phố Hà Nội công bố, có ít nhất 215.000 người dân thuộc các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng sẽ phải di dời khỏi nội thành. Làn sóng dịch chuyển mới này được dự báo sẽ khiến nhu cầu bất động sản khu Đông dậy sóng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các thủ phủ công nghiệp gần Hà Nội như Bắc Ninh, Hải Dương… đều đang rơi vào tình trạng khan hiếm nhà ở cho các chuyên gia cao cấp. Cụ thể, theo báo cáo của CBRE, Hải Dương hiện có hơn 30.000 chuyên gia nước ngoài làm việc nhưng các dự án trên địa bàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu nhà ở của đối tượng khách hàng này.
Do đó, gần 80% chuyên gia làm việc tại Hải Dương buộc phải lựa chọn lưu trú tại Hà Nội và di chuyển giữa Hải Dương - Hà Nội mỗi ngày. Với vị trí gần các tỉnh phát triển công nghiệp, giao thông thuận tiện, lại là khu vực sở hữu quỹ đất lớn, khu Đông Hà Nội trở thành điểm đến lý tưởng cho cộng đồng chuyên gia.
Chất lượng sống cũng là yếu tố được đánh giá cao tại các quận bên bờ Đông sông Hồng. Trong khi các quận bên kia sông như Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng quy hoạch khá lộn xộn do xây dựng nhà cửa tự phát, mật độ dân số cao thì khu Đông Hà Nội như Long Biên, Gia Lâm có quy hoạch hiện đại, hợp lý với mật độ cây xanh cao, mật độ cư dân thấp, là nơi “hạ tầng đi trước dân cư”.
Với tốc độ quy hoạch phát triển và đô thị hóa nhanh chóng, Long Biên và Gia Lâm không chỉ hút dòng người dịch chuyển đến để sinh sống mà còn là điểm đến sáng giá của các nhà đầu tư, nhất là trước khi bất động sản tại đây bật tăng nhanh chóng trong tương lai gần.