Aa

Tăng trưởng du lịch tác động đến đầu tư bất động sản du lịch

Chủ Nhật, 07/04/2019 - 20:16

Những năm gần đây Du lịch Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt, tốc độ tăng trưởng từ 30 - 40%/năm, lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, nhu cầu về phòng khách sạn tăng lên, đây là đòn bẩy cho bất động sản nghỉ dưỡng phát triển.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, nhu cầu về phòng khách sạn tăng lên, đây là đòn bẩy cho bất động sản nghỉ dưỡng phát triển.

Song song với đó, thị trường bất động sản du lịch Việt Nam được ghi nhận là có sự bùng nổ mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm rất lớn của đông đảo nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Không ít doanh nghiệp trước đây chỉ đầu tư bất động sản nhà ở hoặc kinh doanh lĩnh vực khác cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào bất động sản du lịch, tạo nên một làn sóng phát triển rất sôi động của thị trường bất động sản ở hầu khắp các tỉnh thành có tiềm năng phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.

Bên cạnh những cơ hội lớn, những thách thức lớn về hạ tầng, rủi ro pháp lý, bài toán về nguồn nhân lực chất lượng cao, tương lai công việc và thu nhập của các nhà quản lý… Ở tầm vĩ mô hơn là các vấn đề về vai trò, tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với tăng trưởng kinh tế, chiến lược phát triển du lịch của từng địa phương; cùng với đó là việc quy hoạch các vùng phát triển bất động sản du lịch và định hướng thu hút đầu tư, đã và đang được đặt ra để giải quyết.

Theo ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam cho đến nay các mục tiêu đề ra đều đang phát triển vượt kế hoạch. Các mục tiêu tăng trưởng ngành du lịch đến năm 2025 thì đã đạt được từ năm ngoái, mục tiêu năm 2030 dự kiến sẽ đạt được năm nay. Những chỉ đạo của Chính phủ như Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã đi vào cuộc sống rất nhanh, có hiệu quả.

ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

“Miếng bánh trong thị trường bất động sản du lịch là rất ngon nhưng không phải ai cũng biết nấu nên đòi hòi chúng ta phải cổ vũ, tạo điều kiện, lựa chọn được các nhà đầu tư lớn chuyên nghiệp, có năng lực tài chính, có năng lực quản lý thì mới thúc đẩy được sự phát triển sâu rộng của thị trường”, ông Nam nhấn mạnh.

Nhìn lại chặng đường phát triển của ngành du lịch, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch cho hay: Năm 1994 Việt Nam lần đầu tiên đón 1 triệu lượt khách quốc tế, đến 2015 đón 7,9 triệu và đến 2018 đón 15,5 triệu. Sự lớn mạnh của ngành du lịch đã kích thích đầu tư vào bất động sản du lịch, kéo theo nhu cầu mạnh mẽ đầu tư vào lĩnh vực lưu trú du lịch.

Chỉ trong thời gian ngắn, số lượng cơ sở lưu trú chủ yếu là khách sạn, resort, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn, nhà phố thương mại du lịch tăng lên nhanh chóng. Năm 2011 cả nước có 13.756 cơ sở lưu trú du lịch với trên 256.000 buồng thì tới 2018 con số đã đạt 28.000 cơ sở với 550.000 buồng lưu trú, tốc độ tăng trưởng về quy mô buồng bình quân 12%/năm.

Theo ông Hà Văn Siêu, sự tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế và nội địa thời gian qua đã tạo ra làn sóng đầu tư ồ ạt vào các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, resorts, biệt thự, căn hộ du lịch… tại các trung tâm du lịch lớn.

Nhìn vào bức tranh tổng thể, kết quả khảo sát cho thấy rằng triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm tới là rất lớn. Trung bình, cứ 10 doanh nghiệp bất động sản thì có đến 7 doanh nghiệp có sự chuẩn bị cho việc mở rộng quy mô kinh doanh trong ngắn hạn năm nay và 9 doanh nghiệp mong muốn mở rộng kinh doanh trong trung hạn trong giai đoạn 2019 - 2020.

Với tốc độ tăng trưởng như dự báo, du lịch Việt Nam sẽ cất cánh và phát triển lên tầm cao mới và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thập niên tới. Nhu cầu đầu tư vào các cơ sở lưu trú cũng tăng lên. Bất động sản du lịch vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn hứa hẹn hiệu quả cao nếu lựa chọn đúng địa bàn,đúng loại hình phú hợp với xu hướng, nhu cầu của thế hệ khách du lịch mới, thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top