“Đường mòn” theo cách định nghĩa của nhà văn người Anh - Robert Macfarlane là những con đường, lối đi tắt do mọi người đi lại nhiều mà thành, không theo bất kì thiết kế hay kế hoạch xây dựng nào. Robert gọi đó là “free-will-ways” – những con đường tự do. Tạp chí New York đã đặt vô số cái tên khác cho những con đường này như: con đường xã hội, những con đường của mòn của thú đi... hoặc coi đó đơn giản chỉ là những con đường mà người dân đi lại tạo nên.
Ở một số nơi, có hàng ngàn con đường mòn được người dân tạo nên như vậy. Thậm chí, họ còn cảm thấy thích thú với việc này bởi họ có thể tạo ra bất kì con đường nào, ở bất cứ đâu, từ những góc khuất của thành phố cho tới các cơ sở, văn phòng làm việc của chính phủ. Điển hình như lối đi vòng quanh Tòa nhà Quốc hội tại Brazil. Một số con đường còn phổ biến đến mức chúng hiển thị ngay cả trên Google maps. Tuy nhiên, những con đường mòn là bằng chứng cho mong muốn của rất nhiều người xoay quanh vấn đề môi trường và xây dựng cũng như trở thành một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định đô thị.
Đường mòn là một đề tài khó giải quyết về vấn đề địa hình và xây dựng, về việc nâng cao nhận thức của con người đối với chúng. Chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề này vì những con đường mòn đó chủ yếu được hình thành quanh các khu vực không có vỉa hè và chúng nói lên nhu cầu, mong muốn đi lại của người dân. Họ coi đó là một trong những cách giúp các nhà hoạch định đô thị thiết kế, xây dựng thành phố tốt hơn.
Tuy nhiên, cũng có những tuyến đường tuy được xây dựng tại các thành phố nhưng không nhận được sự yêu thích của người dân. Họ từ chối đi trên những con đường đó. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng, nếu bạn đi cùng trên một con đường trong nhiều năm liền, bạn sẽ thôi thúc muốn bước đi trên một con đường khác dù chỉ vài mét ngắn ngủi. Đây là ý tưởng dẫn đầu trên một tạp chí hàn lâm cho thấy đó là một biểu hiện của thái độ chống đối luật.
Thay vì ngăn cản, trừng phạt những người qua lại trên các con đường mòn bằng rào chắn và lan can, một số nhà hoạch định thành phố đã quyết định thêm những con đường này vào kế hoạch xây dựng đô thị. Đây cũng là suy nghĩ của Jane Jacobs (một nhà báo, tác giả và nhà hoạt động người Mỹ gốc Canada đã ảnh hưởng đến các nghiên cứu đô thị, xã hội học và kinh tế học), người tán thành việc tổ chức cơ cấu đô thị với những con đường thỏa mãn mong muốn của người dân: “Không có bất kì logic nào có thể đặt lên trên thành phố, mọi người đã tạo ra những con đường và chúng tôi phải làm cho những con đường ấy trở nên phù hợp với kế hoạch của chính mình.”
Riccardo Marini – kiến trúc sư kiêm nhà hoạch định đô thị đã cân nhắc nghiên túc về những con đường mòn đó. Anh đã từng chứng kiến rất nhiều trường hợp mọi người đã làm gì đó mà không ý thức được về hành vi của mình. Chẳng hạn, ai đó đã dành một phần tài sản của mình để trong những bậc thềm bằng đá granite cùng với việc trồng thêm một vài loại cây cạnh đó để làm dấu. Nhưng mọi người vẫn quyết định lên dốc bằng việc leo qua những bậc thang đó vì họ biết đây là con đường ngắn nhất để đi dẫu cho họ có bị dính bụi bẩn và bùn đất. Marini nói, “điều quan trọng là những mong muốn của họ được thể hiện qua cách họ lựa chọn để di chuyển – những con đường mòn".
Việc lợi dụng những con đường để xác định kế hoạch xây dựng không còn là điều mới mẻ. Rất nhiều trường đại học đã chờ đợi học sinh và giáo viên của họ lựa chọn về các lối đi trước khi đưa ra quyết định xây dựng các con đường. Đại học Michigan Sate đã làm như vậy và xây dựng được một khuôn viên vô cùng đẹp mắt, nhất là khi bạn nhìn từ trên xuống.
Vào những năm 90, kiến trúc sư người Hà Lan, Rem Koolhaas đã đưa ra một dẫn chứng tiêu biểu về các con đường đi bộ: tất cả các sinh viên đều phải nộp kế hoạch của riêng mình về vấn đề đường đi bộ cho Viện Công nghệ Illinois. Các bệnh viện cũng tiến hành xây dựng các lối đi bộ nhân tạo, như tại Viện Y Tế Quốc gia Hoa Kì, đường đi bộ được triển khai xây dựng từ những năm 1960, 1970 và đầu những năm 1980 thế kỷ trước.
Dựa vào lịch sử, một số chuyên gia quy hoạch đô thị cho rằng Broadway là con đường đi bộ sớm nhất tại New York. Nó giống như con đường Wickquasgeck của người Mỹ, tuyến đường ngắn nhất lại tránh được các đầm lầy và đồi núi nối liền các khu dân cư trước thời kì nơi đây trở thành thuộc địa của Manhattan. Theo KTS Marini, Broadway là con đường duy nhất còn lại không bị xoá sổ khi nước này tiến hành xây dựng hệ thống điện lưới châu Âu.
Như vậy, những con đường mòn hay các lối đi bộ có thể tiết lộ cho chúng ta về nguồn gốc của các thành phố. “Khi chúng không bị mờ hay đến khi chúng mờ dần đi, chúng không chỉ là những lối mòn mà còn là nơi lưu lại dấu ấn lịch sử, nối liền quá khứ với hiện tại”, Erika Luckert đã viết như vậy trên một bài báo.
Đối với Andrew Furman, một giáo sư về thiết kế và kiến trúc nội thất tại Đại học Ryerson, Toronto, người đã giành ra nhiều năm để tìm kiếm những con đường mòn bởi theo ông, nó sẽ nói cho ông biết thêm một điều gì đó về mong muốn vô tận của con người – điều mà họ không ngừng tìm kiếm trên các chặng đường. “Vấn đề nằm ở chỗ không có bất kì một ai đưa ra quy định về đường đi hay yêu cầu bạn phải đi như thế nào. Còn trong một thành phố được thiết kế và xây dựng thông minh như ngày nay, có quá nhiều những quy tắc về cách bạn sử dụng không gian công cộng trong khi những con đường mòn không tuân theo bất kì kế hoạch hay dự án nào cả”. “Mỗi người đều có thể tự viết lên câu chuyện của riêng mình nếu bạn đủ mạnh mẽ để đi".