Đây là năm có mức tăng IIP tháng 5 so với cùng kỳ cao thứ 2 trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,81%; ngành khai khoáng tăng 9,24%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 17,66%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải tăng 23,17%...
Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ như: khai thác than cứng và than non giảm 12,05%; sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 14,6%; giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 21,52%; sản xuất máy móc, thiết bị khác giảm 44,68%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 44,11%...
Về sản phẩm sản xuất, nhóm sản phẩm có sản lượng sản xuất trong tháng 5 ước tính tăng so với cùng kỳ là: sắt thép các loại đạt 106,8 nghìn tấn, tăng 88,9%; sản phẩm may 10 triệu cái, tăng 18,7%; máy tính bảng 0,8 triệu cái, tăng 10,8%; camera truyền hình 9,1 triệu cái, tăng 38,6%; tai nghe 5,4 triệu cái, tăng 7,8%; phụ tùng khác của xe có động cơ 9,5 triệu cái, tăng 45,4%; thiết bị và dụng cụ trong y khoa 164,3 triệu cái, tăng 21,5%; điện sản xuất 158 triệu kwh, tăng 0,5%; điện thương phẩm 580 triệu USD, tăng 32,8%; nước máy thương phẩm 3,7 triệu m3, tăng 24,5%...
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 7,01% so với cùng kỳ; chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 22,7% so với cùng kỳ (5 tháng đầu năm 2023 giảm 3,84%).