Aa

Thành phố thông minh trong tương lai sẽ ra sao?

Thứ Ba, 01/01/2019 - 23:30

Mặt trái của việc trở thành một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất khu vực và thế giới, chính là gánh nặng quá tải về hạ tầng, y tế, giáo dục, và hệ lụy ô nhiễm môi trường…

Thế giới ngày một thay đổi và phát triển không ngừng. Kéo theo đó, nhu cầu về các thành phố thông minh cũng đang trở thành mối quan tâm lớn hơn bao giờ hết của hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Các thành phố đóng vai trò trụ cột trong sự tăng trưởng của nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, các thành phố này cũng gây ra không ít rắc rối cho môi trường, xã hội và con người khi ngày càng có nhiều người chuyển đến sinh sống. 

Điều này tạo ra áp lực không hề nhỏ lên cơ sở hạ tầng tại các đô thị cũng như khiến cho việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục,…không đạt hiêu quả cao. Mọi người sẽ cảm thấy bị cô lập và lạc lõng khi sống trong các ngôi nhà, đơn giản chỉ là quanh bốn bức tường bê tông. Nó khiến cuộc sống trở nên nhàm chán và không có hứng thú khi sống và làm việc trong các tòa nhà.

Việc nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của các thành phố thông minh là thực sự cần thiết bởi chính các thành phố thông minh này đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành “ngọn hải đăng” định hướng lối đi và định hướng về sự phát triển của các nền kinh tế trên toàn cầu. Hội nghị Thế giới Về Các Thành phố thông minh gần đây là sự kiện hàng đầu thảo luận về tương lai của các thành phố thông minh trên thế giới. Sự kiện đã thu hút hơn 20.000 du khách và 400 diễn giả cùng đại diện của 700 thành phố đến từ khắp nơi trên khắp hành tinh.

Những TP thông minh có thể hạn chế năng lượng sử dụng, nhưng rất dễ bị kẻ xấu chiếm đoạt mật khẩu.

Những thành phố thông minh có thể hạn chế năng lượng sử dụng, nhưng rất dễ bị kẻ xấu chiếm đoạt mật khẩu.

Một trong những chủ đề quan trọng thúc đẩy Hội nghị Thế giới Về Các Thành phố Thông minh năm nay đó là việc xác định, mô phỏng cấu trúc của các thành phố thông minh trong tương lai một cách phù hợp và sáng tạo.

Theo các chuyên gia, việc xây dựng các thành phố thông minh sẵn sàng trong tương lai nên được cấu trúc theo quy trình gồm bốn bước. Quy trình bắt đầu từ việc nghiên cứu về cơ sở hạ tầng nền tảng cho đến áp dụng bảo mật, số hóa và được quản lý chặt chẽ sẽ đem lại giá trị hiệu quả nhất. 

Cơ sở hạ tầng - nơi các thành phố triển khai các dự án mới và hiện đại để thiết lập nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế số. 

Bảo mật - việc kiểm soát cả thế giới thực, thế giới ảo để đảm bảo rằng các ứng dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại có thể được sử dụng và phát triển tại các thành phố thông minh cũng như việc đảm bảo rằng sẽ không có bất kì mối nguy hiểm nào xâm phạm đến các thành phố .

Số hóa - ở giai đoạn này, các thành phố sẽ tích cực số hóa các ngành công nghiệp của mình để đạt được hiệu kinh tế cao nhất, đồng thời đảm bảo toàn bộ thành phố được thống nhất trong tầm nhìn của của các chuyên gia về một thành phố thông minh.

Quản lý - bước cuối cùng này cũng chính là não bộ của thành phố thông minh. Đây là nền tảng quản lý trên toàn thành phố có tính năng AI để bổ sung và tăng cường nỗ lực của các nhà quản lý đối với thành phố.

Chúng ta cần phải có những chiến lước hữu hiệu mới để thích nghi và có một cuộc sống ổn định tại các thành phố thông minh. Hơn nữa, cuộc sống tại các thành phố thông minh còn bao gồm cả việc áp dụng thành công các trang thiết bị và công nghệ hiện đại. Công nghệ thực sự phù hợp để tích hợp trong các thành phố thông minh khi phản ánh đúng ba vấn đề sau:

Công nghệ phải là nguồn mở - các thành phố thông minh là các dự án có sự hợp tác kết hợp với công nghiệp, chính phủ và một loạt các công nghệ. Cách duy nhất để các dự án này có thể hoạt động hiệu quả là cho phép mọi người tiếp cận chúng bằng nhiều cách khác nhau.

Dữ liệu mở - một trong những vấn đề mà các dự án thành phố thông minh quan tâm chính là thu thập, quản lý và sử dụng dữ liệu. Để một dự án thành phố thông minh thành công, các cơ quan cần có khả năng sử dụng và chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả trên diện rộng.

Điều khiển ứng dụng - mục tiêu cuối cùng của bất kỳ dự án thành phố thông minh nào là thúc đẩy, cải thiện về chất lượng cuộc sống và môi trường làm việc cũng như khẳng định tính hiệu quả của thành phố thông minh. Bất kì một dự án thành phố thông minh nào cũng đều cần phải chú trọng tới vấn đề này ngay từ khi bắt đầu dự án. 

Mục tiêu cuối cùng mà một dự án thành phố thông minh cần đạt được là tạo ra hệ thống kỹ thuật số hai chiều. Thông qua công nghệ và việc triển khai các chiến lược làm nền tảng cho hệ thống này, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng: một thành phố thông minh là một thành phố có tất cả dữ liệu từ thế giới vật lý, lưu trữ nó một cách hiệu quả và dễ dàng để đọc, sau đó được con người và AI sử dụng để tạo ra sự đổi mới và hiệu quả cho thành phố.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top