Aa

Tháp Ponagar - kiến trúc tiêu biểu về nghệ thuật xây dựng đền tháp

Thứ Tư, 03/08/2022 - 06:18

Tháp Bà Ponagar có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ) được xây dựng trong khoảng từ thế kỉ thứ VIII đến hết thế kỉ thứ XIII.

Tháp Bà Ponagar là một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tháp nằm trên đỉnh một quả đồi cạnh bờ sông Cái với độ cao 12m so với mực nước biển. Từ xa du khách có thể dễ dàng nhận ra tháp Ponagar vì hình dáng bởi lối kiến trúc vô cùng đặc biệt.

Tháp Bà Ponagar có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ). Được xây dựng trong khoảng từ thế kỉ thứ VIII đến hết thế kỉ thứ XIII, đây là thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Chămpa cổ.

Đây là ngôi tháp đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ để thờ nữ vương Jagadharma. Đến thời Prithi, tòa tháp được dựng lại bằng vật liệu cứng và thờ nữ thần Bhagavati. Năm 774, quân Nam Đảo (Indonesia) vào cướp, phá đền Ponagar, sau đó đền được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch. Năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay, nhưng cũng đã bị hủy hoại một phần đáng kể. Sau này quốc vương Harivarman I và con trai ông là Vikrantavarman III đã lần lượt xây dựng thêm 5 tháp nữa.

Tháp Bà Ponagar có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ)

Tên gọi của tháp được đặt theo tên của một vị nữ vương là Po Ina Nagar, đây là vị thần tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo, đồng thời cũng là vị thần tạo dựng nên sự sống và dạy dỗ con dân lao động mưu sinh trong đời sống hằng ngày. Bà có tất cả 38 người con gái và sau này đều hóa thân trở thành nữ thần. Trong số đó có ba người được chọn làm thần bảo vệ đất đai và được thờ phụng cho tới ngày nay.

Tên gọi Tháp Bà Ponagar được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng chính xác nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23m. Kiến trúc Tháp Bà Ponagar là một quần thể kiến trúc lớn và được phân bố theo 3 khối kiến trúc bao gồm: Tháp Cổng, Mandapa và khu đền tháp. Do biến động của lịch sử, hiện nay khu di tích chỉ còn lại 5 công trình ở hai khu: Mandapa (tiền đình) và khu đền tháp. Tổng thể kiến trúc gồm 3 tầng, đi từ dưới lên Tầng thấp Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà hiện nay đã không còn nữa. Từ tháp cổng sẽ có những bậc thang bằng đá kéo dài dẫn lên tầng giữa.

Tầng giữa Tháp Bà Ponagar hiện nay chỉ còn lại hai dãy cột chính dựng bằng gạch hình bát giác. Mỗi bên gồm 5 cột lớn đường kính khoảng 1m, cao hơn 3m, 12 cột nhỏ và thấp hơn đặt ở hai bên, tất cả đều nằm trên một nền gạch cao hơn 1m. Người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ ngơi và chuẩn bị lễ vật trước khi lên các điện bên trên để dâng cúng.

Từ tầng giữa này có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn thẳng lên tầng trên cùng, đây là nơi các tháp được xây dựng, ngay phía trước ngôi tháp chính với hai dãy tháp được bao quanh bởi tường đá. Dãy tháp ở phía trước có 3 ngôi và dãy tháp phía sau với dấu vết của ba ngôi tháp khác. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chiến tranh mà hiện nay chỉ còn lại 1 ngôi. Tòa tháp được xây dựng dựa theo lối kiến trúc đặc trưng của người Chăm. Với lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về phía đông, mặt bên ngoài có rất nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ thường trang trí bằng gạch với hoa văn hình vòm trông giống như đặt một chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn vậy.

Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23m, một kiệt tác về nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chămpa cổ, đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và kỹ thuật chạm nổi. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6m) tạc bằng đá hoa cương màu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Tương truyền pho tượng này trước đó là gỗ trầm hương và xa hơn nữa là tạc bằng vàng.

Xung quanh di tích hiện nay còn có một số tượng người, tượng thú… Trên đỉnh tháp là tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin, cùng các tượng linh vật khác như thiên nga, dê, voi,…Mặt ngoài tháp được trang trí với những hình điêu khắc như vũ công, người chèo thuyền, xay gạo, đi săn…

Suốt quá trình tồn tại và phát triển, người Chămpa đã để lại những di sản văn hóa khổng lồ. Văn hoá Chămpa có ý nghĩa to lớn cả về vật chất và tinh thần dọc dải đất miền Trung. Tháp Ponagar chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, bia ký và tôn giáo, tín ngưỡng. Một chứng tích rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn mạnh của Hindu giáo đối với người Chăm và sau này là người Việt.

Được xây dựng trong khoảng từ thế kỉ thứ VIII đến hết thế kỉ thứ XIII, đây là thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Chămpa cổ
Khách du lịch lên thăm tháp
Tầng giữa Tháp Bà Ponagar hiện nay chỉ còn lại hai dãy cột chính dựng bằng gạch hình bát giác. Mỗi bên gồm 5 cột lớn đường kính khoảng 1m, cao hơn 3m, 12 cột nhỏ và thấp hơn đặt ở hai bên, tất cả đều nằm trên một nền gạch cao hơn 1m
Người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ ngơi và chuẩn bị lễ vật trước khi lên các điện bên trên để dâng cúng
Dãy tháp ở phía trước có 3 ngôi và dãy tháp phía sau với dấu vết của ba ngôi tháp khác. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chiến tranh mà hiện nay chỉ còn lại 1 ngôi.
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23m, một kiệt tác về nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chămpa cổ
Từ tầng giữa này có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn thẳng lên tầng trên cùng, đây là nơi các tháp được xây dựng, ngay phía trước ngôi tháp chính với hai dãy tháp được bao quanh bởi tường đá
Xung quanh di tích hiện nay còn có một số tượng người, tượng thú. Trên đỉnh tháp là tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin, cùng các tượng linh vật khác như thiên nga, dê, voi,…
Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ
Tháp nằm trên đỉnh một quả đồi cạnh bờ sông Cái với độ cao 12m so với mực nước biển. Từ xa du khách có thể dễ dàng nhận ra tháp Ponagar vì hình dáng bởi lối kiến trúc vô cùng đặc biệt
Suốt quá trình tồn tại và phát triển, người Chămpa đã để lại những di sản văn hóa khổng lồ. Văn hoá Chămpa có ý nghĩa to lớn cả về vật chất và tinh thần dọc dải đất miền Trung.
Tên gọi Tháp Bà Ponagar được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng chính xác nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23m.
Mỗi bên gồm 5 cột lớn đường kính khoảng 1m, cao hơn 3m, 12 cột nhỏ và thấp hơn đặt ở hai bên, tất cả đều nằm trên một nền gạch cao hơn 1m. Người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ ngơi và chuẩn bị lễ vật trước khi lên các điện bên trên để dâng cúng.
Đây là ngôi tháp đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ để thờ nữ vương Jagadharma. Đến thời Prithi, tòa tháp được dựng lại bằng vật liệu cứng và thờ nữ thần Bhagavati.
Do biến động của lịch sử, hiện nay khu di tích chỉ còn lại 5 công trình ở hai khu: Mandapa (tiền đình) và khu đền tháp.
Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6m) tạc bằng đá hoa cương màu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Tương truyền pho tượng này trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là tạc bằng vàng.
Được xây dựng trong khoảng từ thế kỉ thứ VIII đến hết thế kỉ thứ XIII, đây là thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Chămpa cổ.
Tháp Ponagar chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, bia ký và tôn giáo, tín ngưỡng. Một chứng tích rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn mạnh của Hindu giáo đối với người Chăm và sau này là người Việt.

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top