Hiện, VOF đã và đang có các khoản đầu tư và nắm giữ cổ phần của các công ty như Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, Đường Quảng Ngãi, Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
“Chiến lược đầu tư của VOF là tập trung vào những cơ hội đầu tư không có sẵn. Do đó, chúng tôi đã xây dựng được một danh mục lớn các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa hoặc các tài sản OTC, và các giao dịch trước khi IPO. Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của chúng tôi”, Andy Ho, CIO của đơn vị này cho biết.
Tuy nhiên, vị này cho biết thêm, các khoản đầu tư cổ phần tư nhân vẫn là thành phần lớn nhất trong danh mục đầu tư của quỹ.
“Cũng giống như bất kỳ khoản đầu tư khác, việc tập trung vào các công ty là một phần trong câu chuyện tăng trưởng tiêu dùng trong nước của Việt Nam. Các lĩnh vực chúng tôi muốn tập trung bao gồm xây dựng và vật liệu xây dựng, cơ sở hạ tầng, thực phẩm, nước giải khát, y tế và giáo dục. Tất cả đều đang tiếp tục phát triển khi tầng lớp trung lưu của Việt Nam ngày càng gia tăng”, ông Andy Ho nói.
Trước thông tin về kế hoạch tổ chức các đợt IPO trong năm 2017 bao gồm MobiFone, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam - Tập đoàn mẹ của Vinacafe Biên Hòa, và một số đơn vị thuộc PetroVietnam.
Ông Andy Ho đã nhận thấy rằng việc cổ phần hóa Mobifone là một thương vụ “béo bở”, vị này cũng chỉ ra rằng doanh thu cổ phần trong các công ty bia của Việt Nam sẽ hấp dẫn các nhà sản xuất bia nước ngoài.
Hiện theo bản cập nhật hàng tháng mới nhất, danh mục đầu tư vốn của VOF đã tăng 3,6% so với tháng 1, kém hiệu quả hơn so với VNIndex vì quỹ này không nắm giữ cổ phần của Sabeco và Habeco.
Trong khi VOF từ chối đề cập đến kế hoạch đầu tư trong tương lai gần, đơn vị này vẫn thể hiện rằng rất hoan nghênh việc chính phủ Việt Nam thúc đẩy việc cổ phần hóa các công ty nhà nước và cho biết sẽ xem xét các công ty có giá trị thích hợp để đầu tư.