Bản tin tuần mới nhất của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy thời gian vừa qua, thị trường BĐS khu vực phía Bắc (đặc biệt Hà Nội và các tỉnh vùng ven) liên tục thiết lập mặt bằng giá cao.
Theo như báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn, thời điểm cuối năm 2024, lượng người tại Hà Nội tìm kiếm bất động sản tại TP. HCM hiện đã tăng 7% so với tháng 1/2024.
Khảo sát của đơn vị này cũng cho thấy 66% người Hà Nội được hỏi đều quan tâm đến BĐS phía Nam.
Theo Tạp chí Thương gia, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định sau giai đoạn sôi động nhờ lực cầu bị dồn nén được giải phóng, mức giá neo cao cùng nguồn cung thiếu đa dạng khiến sức hấp dẫn của thị trường miền Bắc đã có dấu hiệu suy giảm.

Nhiều nhà đầu tư phía Bắc dành sự quan tâm đến thị trường BĐS phía Nam. Ảnh: Internet
Trong bối cảnh đó, thị trường phía Nam hiện đang ghi nhận sự trỗi dậy rõ nét với hàng loạt các dự án mới được triển khai cùng với nhiều dự án được tháo gỡ các vướng mắc pháp lý nhằm tái khởi động và bán trở lại.
Thời gian tới, nguồn cung phía Nam được dự báo sẽ trở nên đa dạng hơn, nhiều dự án được chào bán với mức giá phù hợp với khả năng tài chính của nhiều đối tượng và có thể đáp ứng được nhu cầu tích lũy bị nén trong thời gian dài.
Sự biến động này đã có những tác động lớn đến không ít nhà đầu tư đến từ khu vực miền Bắc.
Chuyên gia của VARS nhận định giá BĐS tại khu vực lân cận TP. HCM hiện không quá cao, trong khi đó, dư địa tăng trưởng tốt, được hưởng lợi từ loạt dự án hạ tầng quy mô lớn như sân bay quốc tế Long Thành.
Cùng với đó, việc các tập đoàn bất động sản lớn, uy tín đẩy mạnh phát triển các dự án tại khu vực miền Nam cũng tạo tâm lý an tâm và trở thành lực kéo quan trọng nhằm thu hút dòng tiền có thể chuyển dịch ra các thị trường phía Bắc.
Không ít các sàn bất động sản có trụ sở miền Bắc hiện cũng đang tích cực mở rộng hoạt động, mang đến lượng khách cũng như vốn đầu tư vào khu vực miền Nam.
Theo trang An Ninh Tiền Tệ, hiện nay nhiều nhà đầu tư miền Bắc đang tìm kiếm các thị trường mới với nhiều tiềm năng phát triển cũng như biên độ tăng trưởng dài hạn, thay vì chỉ tập trung "lướt sóng" kỳ vọng tăng giá ngắn hạn.
Ở một góc độ khác, Hội An hiện cũng đang được xem là "điểm sáng" mới khi không chỉ sở hữu nhiều tiềm năng mà hiện còn được định vị như một đô thị đáng sống.

Hội An hiện cũng đang được xem là "điểm sáng" mới khi không chỉ sở hữu nhiều tiềm năng mà hiện còn được định vị như một đô thị đáng sống. Ảnh: Internet
Nơi đây được nhiều chuyên gia đánh giá phù hợp với mô hình bất động sản đa năng: Dùng để ở, nghỉ dưỡng hoặc cho thuê khi không sử dụng.
Ngoài ra, Hội An đáng ở hữu nhưng lợi thế lớn nhờ đà tăng trưởng về du lịch - một trong những nền tảng vững chắc cho nhu cầu lưu trú và cho thuê dài hạn.
Khu vực này còn được củng cố bởi các dự án hạ tầng liên vùng, quy hoạch chiến lược khi nằm trên trục phát triển miền Trung: Được hưởng lợi từ kế hoạch mở rộng sân bay Đà Nẵng, đường sắt đô thị kết nối sân bay Chu Lai, dự án đường ven biển...
Các dự án hạ tầng này trong tương lai được kỳ vọng sẽ biến Hội An trở thành "cửa ngõ du lịch mới" cũng như cực tăng trưởng cho nhu cầu ở thực và đầu tư dài hạn.
Sau ngày 1/7, Quảng Nam chính thức sáp nhập Đà Nẵng và hình thành một siêu đô thị, tạo ra lực đẩy rất lớn cho giá trị bất động sản toàn khu vực.
Hiện nay, theo ghi nhận của trang An Ninh Tiền Tệ, mặt bằng giá tại Hội An hiện cũng đang thấp hơn so với các TP du lịch khác, trong khi tiềm năng khôi phục du lịch quốc tế, tăng tỷ lệ lưu trú dài ngày và nguồn cung có pháp lý minh bạch lại đang khan hiếm. Đây cũng được xem là một trong những tiền đề để địa phương có thể bước vào một đợt tăng giá mới, là "thỏi nam châm" hút dòng vốn dài hạn từ các nhà đầu tư.