Aa

Thị trường bất động sản TP.HCM quý IV/2018 diễn biến "lạ"

Thứ Tư, 09/01/2019 - 14:00

Thị trường bất động sản TP.HCM quý IV/2018 diễn biến "lạ"; “Một con ngựa đau cả tàu trước nguy cơ... mất vốn”!; Cho phép giao dịch bình thường tại 7 dự án của Novaland... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Thị trường bất động sản TP.HCM quý IV/2018 diễn biến "lạ"

Công ty CBRE Việt Nam vừa công bố báo cáo tiêu điểm thị trường BĐS TP.HCM quý cuối cùng của năm 2018. Theo đó, trong Quý IV/2018 thị trường đón nhận thêm 8.112 căn hộ, tăng 28% theo quý, đưa tổng nguồn cung cả năm đạt 30.792 căn và và tổng nguồn cung lũy kế từ năm 1999 đạt 260.247 căn. Nhìn chung, cơ cấu và loại sản phẩm đa dạng giúp cho khả năng hấp thụ của thị trường vẫn tốt trong khi giá bán trung bình tăng.

Trong năm 2018 tỷ lệ phân khúc trung cấp và bình dân (trên tổng nguồn cung mới) giảm so với năm 2017: Phân khúc trung cấp chiếm 52% tổng nguồn cung mới năm 2018 (2017: 64%) và phân khúc bình dân chiếm 2% (2017: 15%).

Xem thông tin chi tiết tại đây

“Một con ngựa đau cả tàu trước nguy cơ... mất vốn”!

Mới đây, 300 khu đất công bán chỉ định không qua đấu thầu trên địa bàn TP. HCM sẽ bị thu hồi đem đấu giá, nhằm giải quyết những sai lầm trong quá khứ của một số đơn vị chức năng có liên quan.

Mà theo Sở TNMT TP, nguyên nhân khiến một số dự án nêu trên không thực hiện là do chủ đầu tư không có năng lực thực hiện hoặc thiếu nguồn lực, thiếu vốn và kinh nghiệm triển khai. Sau khi “xí phần” được khu đất đẹp lại thay đổi chủ đầu tư, đổi tên dự án. Ngoài ra, các khu đất đưa vào kế hoạch sử dụng đất để kêu gọi đầu tư theo Luật Đấu thầu vẫn chưa tìm được nhà đầu tư hoặc chuyển đổi sang hình thức, mục đích sử dụng đất khác.

Tuy nhiên, giả định khi dự án bất động sản bỗng dưng bị thu hồi “sau một đêm” sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho các bên. Không chỉ chủ đầu tư dự án “đau lòng” vì mất dự án, giảm giá trị thương hiệu, giảm vốn hóa, giảm uy tín... mà ngân hàng còn "hoang mang" hơn khi mà khoản nợ của doanh nghiệp bỗng trở thành nợ xấu, đồng nghĩa với nỗ lực xóa bớt nợ xấu suốt cả năm 2018 “đổ xuống sông xuống biển”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà ở công nhân trong bối cảnh "lệch pha" giữa đô thị hóa và công nghiệp hóa

"Ở Việt Nam, vấn đề “nóng” nhất chính là đô thị hoá rộng khắp trên mọi vùng lãnh thổ. Đô thị hóa nhanh chóng góp phần không nhỏ để thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội, đồng thời cũng để lại hậu quả nặng nề, do càng phát triển đô thị càng bộc lộ các yếu kém gây tác hại lâu dài".

Theo quan điểm của vị PGS này, các căn bệnh đô thị như: Kiến trúc lộn xộn, giao thông tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường, dự án đô thị - phòng ngủ thiếu vắng việc làm và dịch vụ đời sống thiết yếu... ngày một trầm kha. Thêm vào đó, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp tập trung và phân tán cũng đang trở thành một vấn đề nan giải.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cho phép giao dịch bình thường tại 7 dự án của Novaland

Qua rà soát theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên - Môi trường TP kết luận không có cơ sở pháp lý nào quy định việc ngưng các giao dịch của người dân mua nhà trong 7 dự án của Novaland, do vậy UBND TP sẽ tháo gỡ cho phép người dân thực hiện giao dịch trở lại.

Theo thông tin trên tờ Tuổi trẻ, đại diện UBND TP.HCM cho biết TP chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì việc rà soát thủ tục thực hiện của 7 dự án theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước, thời hạn trong vòng 5 ngày làm việc. Sở Xây dựng cũng xin đến thứ hai hoặc thứ ba tuần sau (ngày 14 hoặc 15/1) sẽ báo cáo UBND TP kết quả rà soát và TP sẽ có hướng giải quyết.

Một lần nữa, đại diện UBND TP nhấn mạnh việc rà soát lại quy trình thủ tục thực hiện các dự án trên theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước là chuyện bình thường, nhằm đảm bảo việc thực hiện các thủ tục chặt chẽ, hoàn thiện theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc rà soát phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Điệp khúc" điều chỉnh quy hoạch: Hà Nội cần tầm nhìn hơn tầng cao

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất điều chỉnh quy hoạch kiến trúc tại 2 khu đất trên tuyến phố Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) thuộc quy hoạch khu vực phố cũ Hà Nội.

Theo đó, khu đất 31-35 Lý Thường Kiệt, có ba mặt tiền, rộng hơn 2.254 m2 được đề xuất xây trụ sở văn phòng của ngân hàng SHB cao 45m, quy mô 14 tầng và một tum cao 3m.

Ở khu đất 45B Lý Thường Kiệt có diện tích 1.076m2, thành phố đề xuất xây trụ sở văn phòng Công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học Hà Nội, với đề xuất điều chỉnh quy mô chiều cao tối đa 12 tầng.

Lý giải về đề xuất điều chỉnh quy hoạch tại 2 dự án trên, TP Hà Nội cho rằng, công trình có chức năng văn phòng nên không làm quá tải dân số, mà sẽ góp phần đồng bộ các hoạt động dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng chất lượng cao. Công trình theo TP Hà Nội rất cần cho khu vực trung tâm Thủ đô. Bên cạnh đó, nhà đầu tư hai dự án trên cũng đề nghị được đóng góp kinh phí xây dựng, nâng cấp hạ tầng và kiến trúc cảnh quan chung khu vực.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top