Aa

Thị trường địa ốc lo “căn bệnh thập kỷ” bùng phát

Thứ Ba, 19/07/2016 - 12:37

Nhìn lại thị trường 6 tháng đầu năm đang tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn. Những dự án cũ, hệ quả của thời kỳ bong bóng bất động sản 2006 - 2007 để lại, trở thành điểm nóng tranh chấp làm lung lay niềm tin khách hàng.

Thông tin trên vừa được đưa ra trong báo cáo 6 tháng đầu năm của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA). Theo đó, so với năm 2015 giao dịch đã chững lại, có dấu hiệu lệch pha sang phân khúc bất động sản cao cấp trong khi thiếu sản phẩm căn hộ bình dân quy mô vừa và nhỏ có 1 - 2 phòng ngủ, có giá bán vừa túi tiền.

thị trường địa ốc, Luật Kinh doanh Bất động sản, bong bóng bất động sản, tranh chấp chung cư

Thị trường bất động sản qua giai đoạn thanh lọc các chủ đầu tư

Theo HoREA, có hiện tượng một số chủ đầu tư lạm dụng chế định đặt cọc theo điều 328 Bộ Luật Dân sự, trong lúc Luật Kinh doanh Bất động sản lại không điều chỉnh hành vi này, để huy động vốn trước thông qua các hình thức như hợp đồng đặt cọc, hợp đồng hứa mua hứa bán, hợp đồng vay vốn người mua nhà... làm tăng rủi ro cho người mua nhà.

Thị trường cũng đã xuất hiện một số tranh chấp phức tạp như các chung cư Harmona, Bảy Hiền, Rubyland, Petrolandmark. Đây đều là những dự án cũ hệ quả của thời kỳ bong bóng bất động sản 2006 - 2007 để lại, chủ đầu tư thiếu chuyên nghiệp, thiếu năng lực, không chấp hành quy định pháp luật… gây thiệt hại cho người tiêu dùng, tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2016.

Về mặt tích cực, những doanh nghiệp uy tín vẫn tiếp tục dẫn dắt thị trường, với những dự án thu hút sự quan tâm của hàng ngàn khách hàng, thanh khoản tốt. Trong đó, có thể kể đến các trường hợp như: Dự án 9 View, Saigon Mia, Richmond City của Hung Thinh Corp; Saigon Royal, Lakeview City, Sunrise Riverside…của Novaland; Him Lam Phú Đông của Him Lam Land; Nam Phúc - Le Jardin, Riverpark Premier của Phú Mỹ Hưng; siêu dự án River City của Liên doanh Phát Đạt - An Gia - Creed Group; dòng sản phẩm Diamond Lotus của Phuc Khang Corp…

HoREA cũng đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước đã chủ động và linh hoạt trong điều hành và đang có sự điều chỉnh chuyển sang chính sách tín dụng thận trọng hơn thông qua việc ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016. Qua đó, nâng hệ số rủi ro trong kinh doanh bất động sản lên mức 200% và xác định lộ trình 2 năm để giảm dần nguồn cung tín dụng vào bất động sản. Điều này đã phát đi thông điệp mạnh mẽ điều chỉnh thị trường bất động sản theo hướng tích cực, tạo áp lực buộc các nhà đầu tư phải tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế.

Bên cạnh đó, lãnh đạo TP.HCM đã truyền cảm hứng và khát vọng cho người dân và doanh nghiệp, chuyển hướng cơ quan chính quyền và đội ngũ công chức sang vai trò phục vụ... Tất cả các việc làm trên của bộ máy nhà nước cộng với nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp đã góp phần ổn định niềm tin của thị trường./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top