Aa

Thị trường nhà ở Việt Nam và những dấu hiệu lạc quan

Chủ Nhật, 07/05/2017 - 06:01

Khu vực sản xuất bùng nổ nhờ hưởng lợi từ sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc; quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; sự đổi mới trong những chính sách, quy định và sự cởi mở của Chính phủ; tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch đầy tiềm năng... là những yếu tố sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

"Next China" là cụm từ mà báo chí thế giới đã dùng rất nhiều trong thời gian qua để nói về thị trường Việt Nam giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới. Nhiều chuyên gia nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ “thăng hoa” giống như nền kinh tế Trung Quốc những năm trở lại đây, bởi giữa có rất nhiều điểm chung giữa 2 nền kinh tế mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra.

Một nền nhân khẩu học phát triển, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng mạnh mẽ, một chính quyền ngày càng được thế giới biết đến bởi những chính sách mở rộng cửa đón những nhà đầu tư từ khắp các nơi trên thế giới và đặc biệt là một nền sản xuất “bùng nổ” nhanh chóng... tất cả đều diễn ra với tốc độ chóng mặt khiến thế giới nói chung và giới đầu tư nói riêng ví Việt Nam giống như “next China”, gọi nôm na thì đó là “công xưởng tiếp theo của thế giới”.

Nhìn vào tình hình kinh tế Trung Quốc hiện tại, nhiều người cho rằng đây là một dấu hiệu chẳng mấy lạc quan. Nhưng câu trả lời lại hoàn toàn ngược lại, chính việc sản xuất bùng nổ đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường BĐS nói riêng.

Cái lợi lớn nhất là việc nhu cầu về BĐS đô thị được thúc đẩy mạnh mẽ. Tính riêng trong năm 2016, thị trường BĐS Việt Nam đã tăng 12% về sản lượng đầu tư so với năm trước. Trong thời gian tới, việc tính minh bạch của thị trường được cải thiện và dự kiến tăng trưởng kinh tế ở mức 6%, tương đương so với tỷ lệ tăng trưởng năm nay sẽ góp phần tạo thêm động lực phát triển hơn nữa cho thị trường.

Các chuyên gia nhận định, nhu cầu về nhà ở và các không gian khách sạn đang ở trong thời kỳ “vàng” của sức cầu. Thị trường nhà đất Việt Nam đã từng có một quá khứ không mấy đẹp đẽ, nếu chẳng muốn nặng lời nói từ “ảm đạm”. Với nguồn cung “nhỏ giọt” trong khung cảnh hàng dài người xếp hàng chờ mua BĐS được chào bán đã khiến thị trường lên cơn “phẫn nộ”, bong bóng BĐS nổ, tất yếu hàng loạt trận đổ vỡ xảy ra. Tuy nhiên, đến nay, thị trường này đã có “độ chín” hơn nên hiện có rất nhiều chuyên gia tin tưởng vào xu hướng tăng trưởng bền vững trên thị trường BĐS Việt Nam. 

Thị trường nhà ở được dự báo sẽ có một năm 2017 đầy lạc quan

Thị trường nhà ở được dự báo sẽ có một năm 2017 đầy lạc quan

Trong một báo cáo mới đây của Viện đất đai đô thị (ULI) có tên là “Những xu hướng mới nổi trên thị trường BĐS Châu Á – Thái Bình Dương 2017”, TP. HCM đã được gọi tên là thành phố đáng để đầu tư thứ 2 tại khu vực chiếm tới hơn 41% dân số thế giới này. Có đến 71,4% các nhà đầu tư được hỏi trả lời rằng họ sẽ mua một căn hộ tại Việt Nam, tuy nhiên, họ cũng sẽ phải “đấu tranh” rất nhiều để có thể sỡ hữu được loại hình BĐS này tại đây bởi nguồn cung còn khan hiếm.

Để đáp ứng nhu cầu của một nền dân số với hơn 95 triệu dân, rất nhiều doanh nghiệp BĐS đã đầu tư và đang tung ra thị trường rất nhiều loại hình sản phẩm đa dạng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các chủ đầu tư lại có xu hướng nhắm đến những căn hộ nhỏ hơn để thu hút người mua trong nước.

Một nhà đầu tư trong cuộc khảo sát đã nói với ULI rằng: “Thị trường căn hộ hay còn gọi là thị trường nhà ở tại Việt Nam đã lấy lại được “phong độ” sau hàng loạt những khởi đầu sai lầm đáng tiếc, chúng ta có thể thấy rõ hơn điều này nếu tập trung vào đối tượng khách mua là những người từ tỉnh lẻ đến các đô thị lớn lập nghiệp". 

Việt Nam là quốc gia đang được hưởng lợi nhiều nhất từ việc chi phí tiền lương tăng và chi phí sản xuất ngày càng ở mức cao của Trung Quốc. Ví như Tập đoàn Shenzhou International Group Holdings có trụ sở tại Ninh Ba, Triết Giang, Trung Quốc đang tăng cường việc mở rộng hoạt động tại Việt Nam, một nền kinh tế với chi phí sản xuất thấp hơn sẽ giúp làm nhẹ bớt những hạn chế về năng lực của "ông lớn" này khi tiến hành sản xuất tại Trung Quốc.

Không chỉ Shenzhou, hiện nay, hàng loạt các thương hiệu lớn nhỏ đang tiến vào Việt Nam để xây dựng chu trình sản xuất mới. Quá trình chuyển dịch sản xuất này đã kéo theo dòng người đổ vào các thành phố để sinh sống và tìm kiếm cơ hội việc làm. Tất yếu, nhu cầu nhà ở tại các vùng đô thị sẽ tăng cao.

Một lý do khác khiến thị trường nhà ở Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển đó là sự đổi mới trong những quy định, chính sách của Chính phủ về việc sở hữu nhà ở, đặc biệt là đối với người nước ngoài.  Hầu hết các doanh nghiệp BĐS Việt Nam hiện nay đều có một điều khoản trong các hợp đồng mua bán đó là người nước ngoài có thể chuyển đổi từ hợp đồng thuê thành quyền sở hữu nhà ở nếu các chính sách, quy định về việc sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực. Đây cũng được coi là một lợi thế khác của thị trường nhà ở Việt Nam hiện nay so với Trung Quốc bởi tại đại lục chỉ những người nước ngoài có hộ khẩu thường trú tại quốc gia này mới được phép sở hữu nhà ở. 

Một nền dân số trẻ. Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Những hợp đồng cho thuê dài hạn đối với người nước ngoài... Tất cả những yếu tố này đang cùng mở ra một tương lai tươi sáng cho thị trường BĐS Việt Nam. Để kết, xin được gọi thị trường này như “một vở kịch dài” và tất nhiên không phải là bi kịch.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top