Aa

Thủ đô Xanh của châu Âu: Sự hồi sinh kỳ diệu của một thành phố “chết”

Thứ Sáu, 09/11/2018 - 23:30

Essen - thành phố thuộc bang Nordrhein-Westfalen (Đức) vốn là một nơi bụi bặm và ô nhiễm sau cuộc cách mạng công nghiệp hóa mạnh mẽ. Nhưng sự thay đổi của chính quyền và người dân đã làm hồi sinh nơi đây, giúp nó trở thành Thủ đô Xanh của châu Âu.

 Anh1 Dải ven bờ hồ Baldeneysee gần thành phố Essen, nơi học sinh ngồi tắm nắng ngồi trên bờ và ngắm nhìn những người chèo thuyền đi ngang qua.

Dải ven bờ hồ Baldeneysee gần thành phố Essen, nơi học sinh có thể ngồi tắm nắng trên bờ và ngắm nhìn những người chèo thuyền đi ngang qua.

“Khi còn là một cậu bé vào những năm 70, mỗi buổi sáng chúng tôi thường phải quét bụi than và tro ra khỏi cửa sổ ngôi nhà mình”, Frank Martini, một cư dân Essen nhớ lại. “Phát thải từ các ống khói và lò nung của ngành công nghiệp than và thép đã nhuộm bẩn quần áo của chúng tôi phơi ngoài sân”.

Vùng quanh con sông Ruhr đã là trung tâm của vô số cuộc tranh luận về môi trường ở Đức từ những năm 1960: khai thác than và luyện thép, thúc đẩy nền kinh tế Đức, nhưng cũng làm xói mòn chất lượng nước của sông Ruhr. Nhưng hiện nay, một nhóm các nhà sinh học biển và các nhà sinh thái học thủy sản trong dự án Sichere Ruhr (Safe Ruhr) đã xác nhận nước sông đủ tiêu chuẩn để bơi lội. Cuối cùng, sau 46 năm đóng cửa, đoạn Baldeneysee này đã mở cửa trở lại.

Đây là một thắng lợi lớn cho Essen trong cuộc chiến lâu dài chống lại sự suy thoái môi trường và biến nơi đây trở thành một thành phố lành mạnh hàng đầu nước Đức. Được biết đến với ngành công nghiệp than, Essen từng là bộ mặt của nền công nghiệp ở Đức. Các mỏ than, các nhà máy sắt, thép ở đây đã tạo ra doanh thu lớn nhưng cũng phát ra nguồn khí thải, nước thải lớn trực tiếp và môi trường tự nhiên.

 

Sau 46 năm cấm cửa, hồ Baldeneysee hiện đang mở cửa cho những người bơi lội.

Sau 46 năm cấm cửa, hồ Baldeneysee hiện đang mở cửa cho những người bơi lội.

Các mỏ than đã đóng cửa vào những năm 1980, mỏ cuối cùng còn hoạt động - Prosper Haniel, có thể sẽ phải đóng cửa vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, hậu quả mà chúng để lại đối với môi trường của Essen thật nặng nề: nước bẩn và không khí ô nhiễm.

Sự hồi sinh dần dần của các hồ nước là chìa khóa cho một quyết định bất ngờ trong năm 2017 của EU khi công nhận Essen là Thủ đô Xanh của châu Âu. Thành phố này đã rất nỗ lực cải thiện không gian xanh và từ đó nâng cấp cơ sở hạ tầng xanh. Dự án tái phát triển đô thị Gruene Mitte (Trung tâm Xanh), được đặc trưng bởi các vùng nước, cây xanh, một khu đô thị nội đô mới và một công viên được mọc lên tại nơi từng là một ga hàng cũ, còn làn đường cho xe đạp dài tới 100km chạy ngang qua trung tâm thành phố.

Một dự án khu vườn đô thị do thành phố tài trợ, Gemeinschaftsgärten, hiện có 10 khu vườn cộng đồng. Trong 5 năm, dự án đã lan rộng khắp Essen, thu hút những người đam mê và những người không có không gian bên ngoài để trồng rau trên cơ sở chia sẻ những gì bạn trồng được. Sabine Baetz, một người lớn lên ở Stoppenberg, rất gần với khu vực khai thác than nổi tiếng, là tình nguyện viên tại một trong những khu vườn trong khu phố Holsterhausen. Cô ngạc nhiên trước sự thay đổi. “Vào năm 2007, tôi đã có một chuyến bay nửa giờ phía trên Essen. Thành phố được phủ màu xanh của cây cối nên trông thật tuyệt vời khi ngắm nhìn từ trên cao”.

Zeche Zollverein, một di sản thế giới của UNESCO.

Zeche Zollverein, một di sản thế giới của UNESCO.

Mỏ than lớn nhất của Essen, Zeche Zollverein, hiện là một di sản thế giới của UNESCO và mở cửa cho công chúng. Các phần còn sót lại của mỏ khai thác và nhà máy luyện kim được xây mới thành một dự án nhà ở. Khu liên hợp rửa than hiện là địa điểm của bảo tàng Ruhr. Đường Koln Mindener một thời tấp nập hoạt động, giờ đây chìm trong sự yên tĩnh, chỉ thi thoảng mới có tiếng xe chạy qua.

Những con đường đen ngòm từng vận chuyển than hiện đang mở cho người đi xe đạp, trong một chương trình có tên Route der Industriekultur (con đường văn hóa công nghiệp). Tuyến đường trải dài 400km qua một di sản công nghiệp 150 năm tuổi với hầu hết các nhà máy bị bỏ hoang, chỉ một số ít được bảo tồn như Zollverein.

Theo giáo sư xã hội học Oliver Zöllner, trong thời hoàng kim của mình, ngành công nghiệp than đã hỗ trợ thành phố và nền kinh tế của đất nước, vùng Ruhr thậm chí còn cung cấp kinh phí cho các bang chuyên về nông nghiệp như Baden Wurttemberg và Bavaria.

“Một loại phân biệt kinh tế đã tách thành phố thành 2 khi nó thịnh vượng”, ông nhớ lại. Trong khi những người giàu có sống trong các khu vực phía Nam cao cấp như Margarethenhöhe, đầy những nhà hàng và những con đường rợp bóng cây, những người nghèo sinh sống ở các vùng lân cận phía Bắc Gelsenkirchen hoặc Katernberg, trong những khu nhà dành cho những người thợ mỏ. Khi các mỏ đóng cửa và tình trạng thất nghiệp tăng lên, những người lao động không thể tìm được việc làm thay thế đã bị đẩy vào những gì Zoellner gọi là “đói nghèo di truyền liên thế hệ”.

Thành phố không còn sự lựa chọn: nó phải tái tạo lại nền kinh tế. “Các thành phố công nghiệp cũ, nơi công việc không bao giờ dừng lại”, Reinhard Felden, Wolfgang Kintscher và Matthias Maruhn đã viết trong cuốn sách về Essen, “bắt tay vào việc chuyển đổi từ một thành phố than và thép thành một trung tâm thương mại và công nghệ cao”.

4 Hoạt động trong nhà máy luyện than Zollverein.

Hoạt động trong nhà máy luyện than Zollverein thời xưa

Mặc dù nó đã tạo ra nhiều trạng thái xanh mới, Essen vẫn chi phối nguồn năng lượng của đất nước: các công ty năng lượng STEAG của Đức (bao gồm cả than và năng lượng tái tạo) và công ty khí OGE đều nằm ở Essen. Gần đây, các công ty năng lượng eon và RWE đều mở các đơn vị năng lượng tái tạo trong thành phố, các cao ốc bê tông và kính đã mang đến một cách tiếp cận mới thời kỳ sau công nghiệp. Và ngay cả khi các nhà máy thép đã chuyển đến các nước có nhân công rẻ hơn, như Brazil, Thyssenkrupp, công ty thép vố đã định hình nền kinh tế ở đây kể từ khi thành lập vào năm 1811 - gần đây đã quyết định chuyển trụ sở chính của mình đến Essen.

Khi suy thoái môi trường được ngăn chặn thành công, cây xanh của vùng nông thôn Đức xinh đẹp - với khả năng du ngoạn trên sông ở sông Ruhr và các nhánh của nó như Baldeneysee - đang truyền cảm hứng cho thành phố chuyển sang du lịch để lấy lại sức mạnh kinh tế.

“Chúng tôi đang mong đợi một sự thúc đẩy cho nền kinh tế du lịch trong năm nay. Mục tiêu của chúng tôi là đạt mốc 500.000 khách du lịch”, Simone Raskob, người lãnh đạo nhóm Green Capital của thành phố châu Âu, nói. Việc mở đoạn sông Baldeneysee cho mọi người bơi lội có thể là bước đầu tiên cho nhiều phần của Ruhr tiếp theo.

Mặc dù chưa hồi sinh được sức mạnh kinh tế như xưa kia nhưng Essen ít nhất đã hồi sinh được tài nguyên môi trường, xua tan bụi than công nghiệp và tạo ra môi trường đáng sống cho người dân.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top