Aa

TP.HCM: Ai “bảo kê” để doanh nghiệp cho thuê đất vàng trục lợi?

Thứ Sáu, 02/06/2017 - 14:01

TP.HCM: Ai “bảo kê” để doanh nghiệp cho thuê đất vàng trục lợi?; Chuyên gia tiết lộ bí quyết lật tẩy giá đất tăng ảo; Hà Nội: Nhà tái định cư Hoàng Cầu bị "thổi" giá gấp đôi; Đền bù sân bay Long Thành: Ăn 2 tô phở hết 1m2 đất; Thiên đường 'lậu' trên vịnh Bái Tử Long từng bị bắt tháo dỡ; "Giữ khư khư" để bảo tồn, những mỹ từ về du lịch Việt Nam sẽ chỉ nằm trên giấy?;… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Thiên đường 'lậu' trên vịnh Bái Tử Long từng bị bắt tháo dỡ

Sau nhiều năm xây dựng và kinh doanh trái với ngành nghề được cấp phép, nhưng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) vẫn chưa bị chính quyền địa phương xử lý vi phạm.

Ngày 30/5, ông Châu Thành Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn cho biết: “UBND huyện đã cho thành lập đoàn kiểm tra liên ngành ra vịnh kiểm tra và báo cáo UBND tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo”.

Toàn bộ công trình nằm gọn dưới chân núi Bánh Sữa và quay về hướng Tây Nam. Ảnh: Hoàng Dương.

Toàn bộ công trình nằm gọn dưới chân núi Bánh Sữa và quay về hướng Tây Nam. Ảnh: Hoàng Dương.

Theo báo cáo của đoàn liên ngành, từ năm 2008, UBND huyện Vân Đồn đã bàn giao đất kèm theo hợp đồng cho thuê đất và diện tích mặt nước với thời hạn thuê là 30 năm cho Công ty TNHH Đỗ Tờ tại đảo Bánh Sữa. Khi bàn giao, trong hồ sơ đã có đánh dấu vị trí một số công trình như nhà chuyên gia, nhà công nhân, nhà xưởng nuôi trồng sản xuất giống. Sau khi kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành đã có kết luận, các công trình xây dựng hiện tại trên đảo Bánh Sữa về cơ bản là theo sơ đồ giao đất ban đầu.

Xem chi tiết tại đây.

Hà Nội: Nhà tái định cư Hoàng Cầu bị "thổi" giá gấp đôi

Khu nhà ở tái định cư Hoàng Cầu (Đống Đa - Hà Nội) mặc dù hoàn thành xây dựng đã lâu nhưng chỉ lưa thưa người ở. Nguyên nhận được cho là do dân môi giới BĐS "thổi" giá quá cao so với thực tế.

Khảo sát trên thị trường, nhiều người đang rao bán "suất ngoại giao" tại đây với giá bán rất cao, từ 29 - 30,5 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá gốc của những căn tái định cư này chỉ từ 14,5-16 triệu đồng/m2.

Tòap/CT2A Nhìn từ dưới lên...

Tòa CT2A Nhìn từ dưới lên...

Ví dụ, căn hộ số 6, tầng 10, toà CT2A có diện tích hơn 73m2, giá gốc là 15.466.638 triệu đồng/m2, giá bán được rao là 30,5 triệu đồng/m2. Như vậy, căn hộ này có giá cao gấp đôi so với giá tái định cư, tương đương 1,1 tỷ đồng.

Một môi giới cho biết, nếu mua khách hàng chỉ cần thanh toán tiền chênh và ký hợp đồng, còn tiền gốc sẽ đóng cho Nhà nước khi có quyết định bàn giao nhà.

Thậm chí, có nhân viên môi giới còn mời chào khách chỉ cần thanh toán từ 760 triệu đồng sẽ được nhận nhà ở ngay, số tiền còn lại trả trong vòng 10 năm với lãi suất cố định là 3,6%/năm.

Xem chi tiết tại đây.

"Giữ khư khư" để bảo tồn, những mỹ từ về du lịch Việt Nam sẽ chỉ nằm trên giấy?

Ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Với mục tiêu này, cả nước đang hứng khởi bắt tay vào thực hiện chương trình hành động, biến những mỹ từ đẹp của ngành du lịch thành giấc mơ có thật.

Việt Nam có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhiều khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú, cùng bờ biển trải dài hơn 3000km. Lợi thế là vậy nhưng ứng xử thế nào với những tài nguyên thiên nhiên vô giá, làm gì để biến những giá trị vô hình thành hữu hình? Trong khi BĐS du lịch - nghỉ dưỡng đang được coi là điểm sáng, là đòn bẩy tạo đà cho du lịch tăng trưởng thì câu chuyện phát triển và bảo tồn ở những “vùng cấm”, những nơi vốn được xem là “bất khả xâm phạm”, cần phải bảo tồn trở thành vấn đề nóng.

Vinpearl trở thành một thương hiệu của Nha Trang.

Vinpearl trở thành một thương hiệu của Nha Trang.

Theo PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nếu không khai thác cái đặc thù của vùng thì sẽ không thể nào tạo ra tính riêng có của sản phẩm du lịch. Việc khai thác những lợi thế tự nhiên là điều tất yếu, bởi nếu cứ du lịch theo kiểu “lều chõng” thì hiện tại sẽ khác gì với 200 năm hay 1000 năm trước?

Xem chi tiết tại đây.

Chuyên gia tiết lộ bí quyết lật tẩy giá đất tăng ảo

Là một chuyên gia bất động sản độc lập, ông Phan Công Chánh cho rằng đối với đầu tư bất động sản thì thông tin mới là yếu tố cốt lõi.

Thông tin gồm 3 yếu tố như quy hoạch, siêu dự án và hạ tầng cơ sở sẽ khiến giá đất thay đổi rất nhanh và rất nhiều. Hóc Môn, Củ Chi (TP.HCM) là những nơi đang xuất hiện thông tin siêu dự án. Huyện Cần Giờ (TP.HCM) hay khu Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang xuất hiện thông tin về thay đổi hạ tầng, cụ thể là xây cầu; quận 9 (TP.HCM) đang có thay đổi lớn về cả hạ tầng lẫn quy hoạch nên giá đất biến động nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Nhà đầu tư bất động sản cá nhân cần hiểu sâu sắc về nguyên lý thông tin này.Để tránh rơi vào “cơn say” đất như vừa qua, theo ông Lê Hoàng Châu, nhà đầu tư cần nắm rõ về thông tin chính sách của TP.HCM. Cụ thể, sắp tới thành phố ban hành quyết định mới thay thế Quyết định 33 sẽ giúp điều tiết phân khúc đất nền đi vào sự ổn định trở lại.

Xem chi tiết tại đây.

Đền bù sân bay Long Thành: Ăn 2 tô phở hết 1m2 đất

Các ĐBQH chia sẻ nhiều băn khoăn về kinh phí giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành khi thảo luận tổ Quốc hội về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần.

Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hoà Trần Ngọc Khánh cho rằng, xây dựng sân bay Long Thành là dự án rất lớn, ảnh hưởng đời sống gần 15.000 người dân, tương đương 1 phường bình thường.

Trong đó khâu giải phóng mặt bằng và tái định cư cho dân rất quan trọng, quyết định thành bại của dự án. Nếu làm được việc này thì những bước sau rất dễ vì được lòng dân.

Tuy nhiên ông cho rằng, giờ mới có 5.000 tỷ trên tổng số 23.000 tỷ thì khó triển khai được.

Sân bay Long Thành trong tương lai sẽ là trở thành trung tâm trung chuyển hàng không lớn (Ảnh minh hoạ).

Sân bay Long Thành trong tương lai sẽ là trở thành trung tâm trung chuyển hàng không lớn. Ảnh minh hoạ.

Ngay cả trường hợp có tiền, thì chính sách bồi thường tái định cư như hiện nay dân đã đồng ý chưa?

Đối với đất phi nông nghiệp, đất ở nông thôn, cao nhất là được bồi thường 1,92 triệu đồng/m2, thấp nhất là 240.000.

“Dân có chịu giá này không? Tôi cho là khó. Mà đây là đất ở, còn đất sản xuất kinh doanh lại chỉ có 120.000 đồng/m2. Ăn 2 tô phở là hết mét đất. Vùng sâu, vùng xa có thể rẻ nhưng có rẻ đến mức như thế này không?”, Thiếu tướng Khánh đặt câu hỏi.

Ông cho biết, ở Khánh Hoà, đất chuyển đổi sang mục đích để làm đất ở được thì cũng không bao giờ có giá 2 triệu.

“Nếu chúng ta bấm nút đồng ý với phương án này, có nghĩa nếu dân bị thiệt thì trách nhiệm là của chúng ta”, ĐB Khánh nhấn mạnh.

Xem chi tiết tại đây.

TP.HCM: Ai “bảo kê” để doanh nghiệp cho thuê đất vàng trục lợi?

Công ty CP Giày Sài Gòn là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, tiền thân là Công ty Giày Ba Ta thuộc Bộ Công nghiệp. Sau cổ phần hóa, Công ty CP Giày Sài Gòn được sử dụng hơn 10.000m2 đất tại 419 Lê Hồng Phong, quận 10, TP.HCM theo hợp đồng thuê của Nhà nước (kế thừa từ Công ty Giày Ba Ta), trả tiền hàng năm, để làm văn phòng, nhà xưởng sản xuất giày dép, túi xách. Giá thuê đất hàng năm Công ty CP Giày Sài Gòn phải trả cho Nhà nước chỉ 100.000 đồng/m2/năm. Điểm đáng chú ý, giá thuê siêu rẻ cho khu đất vàng này được áp dụng từ năm 2007 và giữ nguyên suốt 10 năm qua.

Ngoài khu đất mà Thành Bưởi thuê làm bến xe, bên trong khuôn viên Công ty CP Giày Sài Gòn cũng được Thành Bưởi sử dụng để đỗ xe khi chờ xuất bến.

Ngoài khu đất mà Thành Bưởi thuê làm bến xe, bên trong khuôn viên Công ty CP Giày Sài Gòn cũng được Thành Bưởi sử dụng để đỗ xe khi chờ xuất bến.

Sau cổ phần hóa, công ty làm ăn thua lỗ, hết năm 2015, Công ty CP Giày Sài Gòn chỉ còn hơn 650 người lao động. Đến cuối năm 2016, Công ty CP Giày Sài Gòn chỉ còn 16 nhân viên. Công ty đã ngừng hoạt động các ngành nghề truyền thống, cho công nhân nghỉ việc. Đến cuối năm 2016, Công ty CP Giày Sài Gòn vẫn nợ hơn 16 tỷ đồng tiền trợ cấp thôi việc cho cán bộ, công nhân viên.

Với hình thức thuê đất trả tiền Nhà nước hàng năm như trên, theo quy định của pháp luật, Công ty CP Giày Sài Gòn không được cho thuê lại hoặc sử dụng đất sai mục đích. Nhưng Công ty CP Giày Sài Gòn bất chấp quy định, để Công ty TNHH Thành Bưởi sử dụng trái phép 4.500m2 đất của Nhà nước kinh doanh vận tải và thu lợi bất chính hơn 400 triệu đồng/tháng (chỉ tính theo Hợp đồng trả cho Công ty CP Giày Sài Gòn). Nghiêm trọng hơn, trong khi đang sử dụng đất sai mục đích, thu lợi bất chính, nhưng tính đến 31/12/2016, Công ty CP Giày Sài Gòn vẫn nợ tiền thuê đất của Nhà nước gần 13 tỷ đồng. Đáng lưu ý, việc Công ty CP Giày Sài Gòn lại cho Công ty TNHH Thành Bưởi thuê lại (dưới hình thức liên danh) để làm bến xe, gây mất trật tự, ATGT, khiến người dân bức xúc.

Trước các hành vi sai phạm nghiêm trọng trên, UBND quận 10 đã kiểm tra, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính với Công ty CP Giày Sài Gòn, buộc công ty này nộp lại số tiền thu lợi bất chính, đề nghị UBND TP HCM thu hồi đất của Công ty CP Giày Sài Gòn, xóa sổ bến xe Thành Bưởi. Theo UBND quận 10, nhu cầu xây dựng trường học cho các cháu trên địa bàn đang rất bức bách, Nhà nước cần thu hồi lại đất của Công ty CP Giày Sài Gòn để làm trường học.

Xem chi tiết tại đây.

Phơi bày hàng loạt sai phạm đất đai tại tỉnh Hòa Bình

TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch tỉnh Hòa Bình khẩn trương chấn chỉnh công tác quản lý sử dụng đất và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

Đồng thời tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ về những hạn chế, khuyết điểm nói trên “với thái độ nghiêm tục, khách quan, cầu thị”. TTCP nhấn mạnh rằng cần tập trung vào Thường trực UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục thuế, các chủ đầu tư…

TTCP còn đề nghị thu hồi dự án xây dựng Khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long và dự án xây dựng Khu công nghệ thực phẩm và dịch vụ San Nam Hoàn Bình do chậm tiến độ nhiều năm, chưa thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và không có khả năng thực hiện.

Ngoài ra tỉnh cần thu hồi số tiền sai phạm ở các dự án với giá trị hơn 200 tỉ đồng.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top