Aa

TP.HCM giám sát bảo lãnh mua nhà hình thành trong tương lai

Thứ Năm, 13/02/2020 - 06:30

UBND TP cho biết sẽ báo cáo phản biện với các Bộ, ngành về những vấn đề, nội dung chưa hợp lý và góp ý, kiến nghị những vấn đề, nội dung trong quá trình sửa đổi, bổ sung các Luật có liên quan.

UBND TP vừa giao Sở Xây dựng báo cáo tình hình thực hiện quy định “đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở” cũng như việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “bán hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai mà chưa được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính theo quy định”.

UBND TP cho biết sẽ báo cáo phản biện với các Bộ, ngành về những vấn đề, nội dung chưa hợp lý và góp ý, kiến nghị những vấn đề, nội dung trong quá trình sửa đổi, bổ sung các Luật có liên quan.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán/cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng.

Ảnh minh họa.

Việc bảo lãnh nhằm mục đích bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền mà chủ đầu tư đã nhận ứng trước của bên mua/thuê mua nhà dự án trong trường hợp chủ đầu tư vi phạm nghĩa vụ bàn giao nhà theo quy định tại hợp đồng bán, thuê mua nhà.

Và nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng với các khách hàng mua căn hộ chỉ phát sinh khi ngân hàng đã phát hành thư bảo lãnh cho từng khách hàng mua căn hộ riêng lẻ thuộc dự án.

Tuy nhiên, trên thực tế không có nhiều trường hợp việc ngân hàng phát hành thư bảo lãnh bởi việc thực hiện bảo lãnh mua bán nhà ở hình thành trong tương lai làm phát sinh chi phí và phần chi phí này sẽ được chủ đầu tư tính trong giá bán, mà theo đó thì người mua phải trả. Trong khi phần lớn người mua nhà lần đầu trong các đợt mở bán là các nhà đầu tư, họ chỉ mong căn hộ lên giá rồi sang tay cho người mua sau.

Ngoài ra có trường hợp chủ đầu tư chủ động ký kết với ngân hàng các văn bản cam kết bảo lãnh (nhưng thực chất không phải là bảo lãnh ngân hàng) hoặc văn bản tài trợ vốn trong đó có nội dung về bảo lãnh,… vô tình gây ra việc khách hàng hiểu nhầm dự án có bảo lãnh ngân hàng.

Và cuối cùng, việc phát hành cam kết bảo lãnh đúng quy định còn tùy thuộc vào yêu cầu, sự phối hợp và uy tín của bên được bảo lãnh - chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư không yêu cầu, không phối hợp hay uy tín có vấn đề thì ngân hàng cũng “bó tay”.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top