Bộ Xây dựng yêu cầu 3 tỉnh có đặc khu kinh tế ngăn chặn đầu cơ "thổi" giá bất động sản
Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang kịp thời có các biện pháp hiện hữu để quản lý, ổn định thị trường bất động sản, không để xảy ra tình trạng sốt nóng giá đất nền và dẫn đến hiện tượng bong bóng bất động sản.
Công văn do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh ký nêu rõ, thời gian vừa qua, báo chí có phản ánh việc xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật, có hiện tượng giá đất nền tăng cao trong thời gian ngắn tại khu vực Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thị trường bất động sản, để có nguồn thông tin đầy đủ, phản ánh đúng thực tế tình hình, kịp thời có các biện pháp hữu hiệu để quản lý, ổn định thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh này tổ chức triển khai thực hiện nhiều việc để nắm bắt, kiểm soát tình hình.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà ở xã hội: Nới rộng quy hoạch có "chèn ép" hạ tầng?
Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội cho hay trong năm 2018, Thủ đô đặt mục tiêu phát triển mới khoảng 11 triệu mét vuông sàn nhà ở, tập trung chủ yếu là NƠXH, khoảng 430.000m2), nhà ở tái định cư (348.000m2) và nhà ở thương mại (2.145.000m2). Kỳ vọng trong năm nay, người dân có sẽ có nhiều cơ hội chọn nơi an cư lạc nghiệp.
Được biết, trong năm 2017, tổng diện tích sàn nhà ở phát triển mới của Hà Nội đạt hơn 11 triệu mét vuông, trong đó, NƠXH đạt 60.688m2, nhà ở tái định cư khoảng 164.640m2, nhà ở thương mại hơn 2,5 triệu mét vuông, nhà do dân tự xây khoảng 8,3 triệu m2. Theo đó, diện tích bình quân đạt 25,6m2/người; phấn đấu đến năm 2020 con số này là 26,3 m2/người.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Xếp những mảnh ghép rối ren thành thiết chế văn hóa như thế nào?
Những tòa nhà chọc trời đang mọc lên như nấm làm thay đổi “gương mặt” Thủ đô. Cùng với những biến chuyển về diện mạo kiến trúc thì mối quan hệ xã hội mới của các khu dân cư ở những khu vực này cũng được tạo lập. Làm thế nào để xây dựng và duy trì nề nếp sống văn minh, thanh lịch của cư dân khu đô thị mới khi số lượng người chuyển từ nông thôn đến thành thị sinh sống ngày càng tăng theo thời gian?
Theo khảo sát của phóng viên Reatimes, hầu hết hơn 600 tòa nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội đều đã tự xây dựng bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư theo Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014; Quyết định số 01/2013 ngày 04 tháng 01 năm 2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội và thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Bộ xây dựng về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Tuy nhiên, do thiếu hoạt động tuyên truyền, kiểm tra - giám sát cũng như việc xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe khiến việc thực thi kém hiệu quả.
Tại tòa HH1B Linh Đàm, nội quy tòa nhà được đặt ngay tại sảnh ra vào bị các tấm standee quảng cáo dịch vụ boxing và ngoại ngữ cho trẻ em che khuất gần 1 tháng nay. Dù đó là nơi đối diện với khu vực bảo vệ nhưng dường như cả cư dân lẫn ban quản trị tòa nhà không ai ngó ngàng tới những quy định này.
Xem thông tin chi tiết tại đây
TP.HCM: Nhiều chủ đầu tư thiếu thiện ý khắc phục vi phạm về PCCC
Trong báo cáo về 8 chung cư chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động, lãnh đạo Cảnh sát PCCC Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, qua kiểm tra đã phát hiện một số chủ đầu tư không tổ chức kiểm tra, nghiệm thu về PCCC; cũng như chưa được cơ quan quản lý Nhà nước thẩm duyệt, đánh giá nhưng vẫn cho người dân vào ở, gây mất an toàn PCCC và tâm lý hoang mang cho người dân.
Đặc biệt, có một số chủ đầu tư thiếu thiện chí khắc phục vi phạm về PCCC.
Cảnh sát PCCC thành phố đã phát hiện 8 chung cư chưa nghiệm thu về PCCC nhưng đã đưa vào sử dụng. Cụ thể là chung cư Nguyễn Quyền (quận Bình Tân) do Công ty TNHH Nguyễn Quyền làm chủ đầu tư.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chông chênh như giá đất đặc khu
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, thời điểm này tại thị trường Vân Đồn, sản phẩm được giao dịch chủ yếu là đất nền và đất thổ cư tại các vị trí trung tâm.
Tổng lượng giao dịch loại hình sản phẩm này tính trong 3 tháng đầu năm 2018 đạt 800 giao dịch. Sản phẩm được giao dịch chủ yếu từ các dự án có pháp lý và quy hoạch rõ ràng.
Một số dự án thuộc huyện Vân Đồn đang được triển khai có tính thanh khoản cao gồm: KĐT Thống Nhất 20 – 25 triệu/m2 đã thanh khoản hơn 90% dự án; KĐT Vương Long 20 triệu/m2, đã thanh khoản đến 75% dự án.