Để trở thành trung tâm dịch vụ bất động sản của khu vực và cả nước, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư và khách hàng trong nước và quốc tế, trước tiên thị trường bất động sản TP.HCM cần phải tiệm cận được các chuẩn mực quốc tế. Phát triển bất động sản theo hướng xanh và thông minh, sản phẩm bất động sản đa dạng, có tỷ suất sinh lợi hấp dẫn trong trung hạn, dài hạn...
Theo UBND TP.HCM, thành phố đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thành phố theo hướng tập trung phát triển dịch vụ, với tỷ trọng trong GRDP đến năm 2020 của lĩnh vực này sẽ chiếm từ 56 - 58% với 9 nhóm ngành, trong đó có kinh doanh bất động sản.
Mục tiêu phấn đấu của thành phố là đến năm 2030 đạt tỷ lệ đô thị hóa từ 80 - 90%, tương đương với các nước phát triển. Bên cạnh đó, trên cơ sở nguồn nội lực mạnh mẽ, TP.HCM tăng trưởng luôn trên dưới 7% trong khoảng 20 năm qua, tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế của thành phố trong những năm qua đang có xu thế chậm lại, tính năng động, sáng tạo của thành phố đã có dấu hiệu suy giảm. Để góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng dịch vụ và định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng dịch vụ của thành phố từ nay đến năm 2030, UBND thành phố đặt quyết tâm xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm dịch vụ bất động sản của khu vực và cả nước.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, thị trường bất động sản không chỉ có nhà ở, văn phòng làm việc… mà còn bao gồm bất động sản công nghiệp, thương mại, du lịch, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, vui chơi giải trí...
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản có liên quan đến hơn 90 ngành nghề và sử dụng khoảng 10.000 sản phẩm của nền kinh tế với các hoạt động hỗ trợ đầu tư; các loại dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính bất động sản, môi giới, định giá, quản lý bất động sản...
Một số chuyên gia đưa ra nhận định, để trở thành trung tâm dịch vụ bất động sản của khu vực và cả nước, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư và khách hàng trong nước và quốc tế, trước tiên thị trường bất động sản TP.HCM cần phải tiệm cận được các chuẩn mực quốc tế. Phát triển bất động sản theo hướng xanh và thông minh, sản phẩm bất động sản đa dạng, có tỷ suất sinh lợi hấp dẫn trong trung hạn, dài hạn.
Trong tương quan so sánh, phải ít tiềm ẩn rủi ro hơn so với các nước trong khu vực, nhất là trong điều kiện độ mở của nền kinh tế nước ta rất lớn. Đặc biệt, môi trường kinh doanh nói chung và môi trường kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản phải minh bạch, bình đẳng, công bằng, cạnh tranh lành mạnh. Cơ sở dữ liệu về thị trường phải được cập nhật đầy đủ, trung thực, theo thời gian thực mà mọi người đều truy cập được.
Để có được điều này, TP.HCM cần phải phát triển đồng bộ cả cơ sở hạ tầng vật thể và phi vật thể, như hạ tầng giao thông, vận tải, hạ tầng năng lượng, hạ tầng kỹ thuật đô thị và quy hoạch phát triển đô thị, hạ tầng mạng, tài chính, ngân hàng; hạ tầng dữ liệu lớn...
Tuy nhiên, theo ông Châu, mấu chốt quan trọng nhất để xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm dịch vụ bất động sản của khu vực và cả nước chính là phải nhanh chóng giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản như các “điểm nghẽn” về thể chế pháp luật, về cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, cần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; Xây dựng cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, làm giàu chính đáng và đóng góp lớn cho đất nước; Đảm bảo sự bình đẳng, công bằng đối với khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp FDI và khu vực kinh tế Nhà nước.
Bàn về vấn đề này, đại diện UBND TP.HCM nhấn mạnh, dự kiến trong tương lai, thành phố sẽ phát triển thị trường bất động sản với nhiều loại hình sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Trên cơ sở quy hoạch chung về xây dựng, phát triển đô thị và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, thành phố cần huy động nhiều nguồn lực để phát triển các khu đô thị mới, các đô thị vệ tinh có quy mô đủ lớn để hình thành các khu đa chức năng tập trung đông người; kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ, đạt chuẩn, tạo thị trường để thu hút nhà đầu tư trong nước, nước ngoài và tạo điều kiện để cơ cấu và phân bổ lại dân cư đô thị.
Đồng thời, cần đẩy mạnh thực hiện các chương trình chỉnh trang, tái phát triển đô thị, di dời, tái định cư nhà trên và ven kênh rạch, xây dựng lại các chung cư cũ, khu dân cư lụp xụp.
“Các doanh nghiệp bất động sản trong nước cần hợp tác, liên kết chặt chẽ, hiệu quả để có đủ vị thế và nguồn lực tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo trên thị trường như hiện nay và hợp tác, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài” - các chuyên gia đưa ra khuyến cáo.
Một số chuyên gia đưa ra nhận định, để trở thành trung tâm dịch vụ bất động sản của khu vực và cả nước, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư và khách hàng trong nước và quốc tế, trước tiên thị trường bất động sản TP.HCM cần phải tiệm cận được các chuẩn mực quốc tế. Phát triển bất động sản theo hướng xanh và thông minh, sản phẩm bất động sản đa dạng, có tỷ suất sinh lợi hấp dẫn trong trung hạn, dài hạn.
Đặc biệt, môi trường kinh doanh nói chung và môi trường kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản phải minh bạch, bình đẳng, công bằng, cạnh tranh lành mạnh. Cơ sở dữ liệu về thị trường phải được cập nhật đầy đủ, trung thực, theo thời gian thực mà mọi người đều truy cập được.
Để có được điều này, TP.HCM cần phải phát triển đồng bộ cả cơ sở hạ tầng vật thể và phi vật thể, như hạ tầng giao thông, vận tải, hạ tầng năng lượng, hạ tầng kỹ thuật đô thị và quy hoạch phát triển đô thị, hạ tầng mạng, tài chính, ngân hàng; hạ tầng dữ liệu lớn...