Aa

Trung Quốc dùng cách nào làm “xẹp” “bong bóng” BĐS trong năm 2017?

Thứ Sáu, 03/03/2017 - 22:00

Theo VNREA, những nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang nỗ lực giảm lượng tín dụng được đổ vào hoạt động mua nhà với mục đích đầu cơ để kiềm chế "bong bóng" BĐS có nguy cơ bùng nổ trong năm 2017.

Năm 2014, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, Trung Quốc đã nới lỏng chính sách mua nhà, nhờ thế mà lượng tiêu thụ nhà tại Trung Quốc trong năm 2015 đã bắt đầu tăng 12% so với năm 2014 sau 2 năm suy giảm, năm 2016 đã tăng 25%. Tại một số thành phố lớn, giá nhà còn tăng 30-40%, thậm chí tới 50%. 

Giá nhà tăng thoạt đầu phần nào giúp ổn định nhu cầu nội địa cũng như cả nền kinh tế Trung Quốc song con số tăng trưởng nóng trên 30% tại một số thành phố lớn nhất nước đã gây áp lực lên sự ổn định kinh tế. Từ cuối năm 2016, giới kinh tế Trung Quốc đã nhận định rằng thị trường BĐS nước này đã hình thành “bong bóng lớn nhất trong lịch sử”. Các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng, nếu không được “xì hơi” thì “bong bóng” BĐS tại Trung Quốc có thể “phát nổ” bất cứ lúc nào, đặc biệt trong bối cảnh khách hàng sử dụng quá nhiều “đòn bẩy” tài chính như vay ngân hàng để mua nhà. 

Giới kinh tế Trung Quốc từ cuối năm 2016 đã nhận định rằng thị trường BĐS nước này đã trở thành “bong bóng lớn nhất trong lịch sử”.

Giới kinh tế Trung Quốc từ cuối năm 2016 đã nhận định rằng thị trường BĐS nước này đã trở thành “bong bóng lớn nhất trong lịch sử”.

Đó là lý do ngay từ những ngày đầu năm 2017, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã triển khai những giải pháp nhằm giảm lượng tín dụng được đổ vào hoạt động mua nhà với mục đích đầu cơ để kiềm chế “bong bóng” BĐS trong năm nay. Theo đó, từ ngày 1/1, các ngân hàng ở Thủ đô Bắc Kinh đã tăng lãi suất cho vay thế chấp đối với người mua nhà lần đầu.

Mất “đòn bầy” tài chính, doanh số bán nhà ở Trung Quốc đã sụt giảm mạnh. China Index Academy, viện nghiên cứu BĐS đánh giá, doanh số bán nhà ở nước này trong tháng 1/2017 tính theo diện tích sàn giảm 36,7% so với tháng 12/2016 và giảm 27,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Bắc Kinh và Thâm Quyến giảm gần 50%.

Ngoài các biện pháp được triển khai từ tháng 10/2016, hàng chục thành phố ở Trung Quốc đã thông báo hạn chế việc mua nhà và thắt chặt các quy định về thế chấp sau 2 năm nới lỏng. Song, sự phục hồi của thị trường không đồng đều với các khu vực mạnh về kinh tế có tình trạng tăng giá và các khu vực kém phát triển hơn vẫn có lượng nhà tồn cao.

Những nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực kêu gọi việc xây dựng một cơ chế thị trường dài hạn để ngăn chặn “bong bóng” và giảm mức độ cần thiết phải có những điều chỉnh lớn trong các công cụ đầu tư, luật và tài khóa.

Có thể thấy, thị trường BĐS Trung Quốc có đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế năm 2016. Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, trong số 70 thành phố lớn và vừa được khảo sát thì có 46 thành phố có giá nhà mới trong tháng 12/2016 tăng so với tháng trước đó.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top