TS. Huỳnh Thanh Điền: “Để kích cầu nội địa thì chỉ có cách khôi phục thị trường bất động sản“

TS. Huỳnh Thanh Điền: “Để kích cầu nội địa thì chỉ có cách khôi phục thị trường bất động sản“

Hà Thương
Hà Thương ngthuongreatimes@gmail.com
Thứ Tư, 10/05/2023 - 06:12

Vực dậy bất động sản, kinh tế phục hồi, TS Huỳnh Thanh Điền

“Chưa bao giờ doanh nghiệp đầu tư bất động sản lại khó chồng khó như bây giờ”, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cảm thán khi được hỏi về bức tranh thị trường bất động sản và ngành xây dựng những tháng đầu năm 2023. 

Đầu tư lớn, mở rộng quy mô dự án một cách nhanh chóng từng được coi là con đường phát triển, thước đo thành công của nhiều doanh nghiệp bất động sản trong suốt nhiều năm qua. Thế nhưng giờ đây, mục tiêu chính của hầu hết các chủ đầu tư địa ốc lại chỉ là “tồn tại”, “sống sót”, vượt qua “vũ bão”.

Thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản bộ máy lao động; dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng dự án dở dang; dừng triển khai các dự án mới; nỗ lực giảm giá để bán hàng, chuyển nhượng dự án… là các giải pháp tạm thời đã được phần lớn doanh nghiệp bất động sản thực hiện.

Thậm chí, trong mùa đại hội cổ đông đầu năm 2023, báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp bất động sản không còn được bút toán với các khoản thu tài chính như mọi năm. Thay vào đó, nhiều doanh nghiệp phải thừa nhận với cổ đông về việc kết quả kinh doanh năm qua sụt giảm, kế hoạch cho năm nay cũng không còn được “tô hồng” về tăng trưởng.

Theo Bộ Xây dựng, từ giữa năm 2022 đến hết quý I/2023, nguồn cung bất động sản tiếp tục sụt giảm, từ các dự án cấp phép mới, đang triển khai đến dự án đã hoàn thành đều mới chỉ đạt khoảng 50% so cùng kỳ. Việc triển khai các dự án bất động sản gặp nhiều vướng mắc, nhất là về pháp lý, kéo dài qua nhiều năm, nhiều giai đoạn. Trong khi đó, giao dịch giảm, tính thanh khoản của các sản phẩm thấp khiến dòng tiền của doanh nghiệp bị tắc nghẽn.

Các chuyên gia đánh giá, điều đáng quan ngại hơn cả là khi những khó khăn của doanh nghiệp địa ốc kéo dài sẽ không đơn thuần là khó khăn của riêng họ mà còn lan rộng đến nhiều doanh nghiệp ở những lĩnh vực, ngành nghề khác. Nền kinh tế cũng từ đó mà ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên thực tế, điều này đang được chứng minh khi báo cáo tăng trưởng kinh tế quý I/2023 được Tổng Cục Thống kê công bố. Nhiều “đầu tàu” kinh tế - nơi có thị trường bất động sản phát triển tương đối mạnh như TP.HCM đã thụt lùi về tăng trưởng GDP và tụt hạng về PCI.

Vực dậy bất động sản, kinh tế phục hồi, TS Huỳnh Thanh Điền

Trước thực tế nhiều doanh nghiệp bất động sản chịu thiệt hại kinh tế không nhỏ do thời gian gỡ vướng kéo dài, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương đã có những động thái mạnh mẽ để sớm khơi thông những điểm nghẽn, kỳ vọng tháo gỡ được các nút thắt, đưa lĩnh vực này phục hồi và phát triển.

“Phải tháo gỡ kịp thời để giải phóng nguồn lực từ các dự án bất động sản. Vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó phải giải quyết, có thời hạn cụ thể, và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để chậm trễ, gây thiệt hại về kinh tế...”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản chiều ngày 5/5.

Để bàn luận sâu hơn về vấn đề này, Reatimes đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS. Huỳnh Thanh Điền, Giảng viên Đại học Nguyễn Tất Thành (TP.HCM).

Vực dậy bất động sản, kinh tế phục hồi, TS Huỳnh Thanh Điền

PV: Tăng trưởng kinh tế cảớc 3 tháng đu năm 2023 ch đạt khoảng 3,32%. Riêng TP.HCM - vốn đưc xem là “đầu tàu” kinh tế, mức tăng trưởng chỉ bằng 0,7% so cùng kỳ năm ngoái. Kinh tế tăng trưởng thấp trong bối cảnh thị trường bất động sản gần như đóng băng, khó khăn mà cng đồng doanh nghiệp phải đối mặt chưa được giải quyết, liệu đây có phải là sự tương đồng ngẫu nhiên, thưa ông?

TS. Huỳnh Thanh Điền: Tôi không quá bất ngờ khi tăng trưởng GDP quý I/2023 giảm mạnh vì điều này đã được dự báo từ trước, khi mà thị trường bất động sản có dấu hiệu trầm lắng và thời điểm hiện tại chỉ đang chứng minh những gì đã biết trước.

Từ nửa cuối năm 2022, khi Chính phủ thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát và tất yếu dòng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ hơn, dẫn tới các giao dịch bất động sản giảm mạnh, nhiều dự án dở dang cũng không thể triển khai vì thiếu vốn và vướng pháp lý; nguồn cung trên thị trường ngày càng khan hiếm, thanh khoản giảm mạnh… Những khó khăn này của thị trường bất động sản đã kéo dài sang năm 2023 khiến nền kinh tế cũng từ đó bị ảnh hưởng, dần bộc lộ rõ sự suy giảm.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, 3 tháng đầu năm 2023 ghi nhận nhiều chỉ số kinh tế giảm mạnh: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,32%, chỉ cao hơn quý I/2020 trong suốt giai đoạn 2011 - 2023; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng âm 0,4%; bình quân mỗi tháng có tới 20.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, cao hơn cả số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Riêng TP.HCM - vốn được xem là đầu tàu kinh tế cả nước thì trong quý I vừa qua cũng chỉ tăng trưởng chưa đến 1%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, đưa TP.HCM về danh sách 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước.

Là một thành phố có độ mở cao, TP.HCM chịu tác động gần như đồng thời với những biến động của tình hình kinh tế thế giới. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nhiều quốc gia còn đối mặt với nguy cơ suy thoái do “ngấm đòn” tăng lãi suất, TP.HCM cũng chịu những tác động tiêu cực. Cung tiền giảm và lãi suất cao nên tiếp cận khó, tăng trưởng tín dụng thấp; du lịch hồi phục khởi sắc nhưng nhiều mảng chưa phục hồi như quy mô trước dịch. Lĩnh vực xuất khẩu tiếp tục bị ảnh hưởng khi đơn hàng giảm 30 - 40%.

Ngoài ra, thu nhập, việc làm, tiền lương của người lao động giảm cùng tác động tâm lý dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu.

tiến sĩ huỳnh thanh điền
TS. Huỳnh Thanh Điền: "Giải quyết thủ tục pháp lý để gỡ băng cho thị trường bất động sản đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết". Ảnh: Báo Thanh Niên

Tuy nhiên, có thể khẳng định nguyên nhân mang tính cốt yếu là do thị trường bất động sản đang khó chồng khó. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, 90% dự án bất động sản trên địa bàn đang “đóng băng” và khẳng định sự suy trầm của bất động sản có liên quan đến tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.

Theo số liệu thống kê, ngành xây dựng TP.HCM tăng trưởng âm gần 20% trong quý I, do bất động sản tăng trưởng âm hơn 16%.

TP.HCM cũng giảm tới 13 bậc trong bảng xếp hạng PCI. Sự thụt lùi này thể hiện việc cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khó khăn so với kỳ vọng của nhà đầu tư, doanh nghiệp về còn chậm, nhất là vướng mắc về các thủ tục liên quan đến đất đai, cấp phép dự án đã từng được phản ánh rất nhiều.

Tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng đã thẳng thắn thừa nhận với Thủ tướng về việc có tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức của TP.HCM sợ trách nhiệm, sợ sai, thiếu chủ động, sáng tạo trong thi hành công vụ.

Dẫn chứng thêm về câu chuyện TP.HCM để thấy rằng, vấn đề giải quyết thủ tục pháp lý để "gỡ băng" cho thị trường bất động sản đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết để phục hồi tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn nhiều hệ lụy khác.

Vì vậy, không nên coi khó khăn của thị trường bất động sản và tăng trưởng kinh tế “yếu ớt” chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là tất yếu. Bất động sản ổn định thì kinh tế mới phát triển được.

PV: Ông có thể chia sẻ thêm về nhận định này?

TS. Huỳnh Thanh Điền: Bất động sản đã và đang đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế, trực tiếp khoảng 12% GDP, song đóng góp gián tiếp thông qua nhiều ngành, nghề khác thì con số lớn hơn rất nhiều.

Khi thị trường bất động sản “đóng băng” sẽ kéo theo hàng loạt những ngành, nghề khác trong hệ sinh thái của nền kinh tế bị ảnh hưởng như: Công nghiệp, dịch vụ, du lịch, lưu trú, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, tài chính, ngân hàng, thị trường lao động và tác động đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Do đó, việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan thị trường bất động sản là hết sức quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.

Nếu tình trạng “đóng băng” của thị trường bất động sản còn kéo dài thì nền kinh tế sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng sâu hơn.

Vực dậy bất động sản, kinh tế phục hồi, TS Huỳnh Thanh Điền

PV: Vâng, như nhn định của ông, liên quan đến các giải pháp phục hồi kinh tế, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng nhìn nhận, chỉ khi ngành bất động sản được gỡớng, nhiều ngành nghề khác mới được kích thích, việc làm của ngưi dân đưc tăng thêm, kinh tế TP.HCM mới có động lực đ tăng trưởng mạnh trở lại. Như vậy, thời điểm này việc ưu tiên khôi phục thị trường bất động sản là điều cần thiết nhất?

TS. Huỳnh Thanh Điền: Đúng vậy! Nếu xuất khẩu tốt thì chúng ta có thể dựa vào đó để tạo việc làm cho người lao động, giúp tiêu dùng nội địa tăng và ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng khi xuất khẩu giảm thì chúng ta buộc phải nghĩ đến các giải pháp khác. Bởi vì xuất khẩu là chuyện của quốc tế, chúng ta không thể can thiệp được. Lúc này, để kích cầu nội địa thì chỉ có cách khôi phục thị trường bất động sản.

PV: Bằng cách nào, thưa ông?

TS. Huỳnh Thanh Điền: Tôi cho rằng, lúc này cần đẩy mạnh những giải pháp căn cơ nhất để tháo gỡ hai “nút thắt” lớn đang chặn đứng thị trường bất động sản và gây khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp đó là dòng vốn và pháp lý.

Thị trường bất động sản phụ thuộc rất lớn vào vốn tín dụng, khi nào room tín dụng mở thì bất động sản phát triển sôi động; ngược lại, nếu room đóng thì thị trường bất động sản sẽ hạ nhiệt, trầm lắng. Vì vậy, điều cần thiết hiện nay là mở room tín dụng ở một liều lượng phù hợp.

Như đã chia sẻ, bất động sản đóng góp trực tiếp khoảng 12% vào GDP thì tổng room tín dụng cho lĩnh vực bất động sản cũng phải tương đương khoảng 12 - 13%. Có như vậy, thị trường bất động sản mới ấm lên và tạo động lực cho phía cầu, các nhà đầu tư bất động sản mới mạnh dạn đầu tư.

Ngoài tín dụng, thị trường vốn hiện nay cũng đang chững lại. Doanh nghiệp không huy động được vốn do phát hành trái phiếu, cổ phiếu khó khăn sau những diễn biến tiêu cực ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư từ nửa cuối năm 2022 tới nay. Do đó cần lành mạnh hóa kênh vốn này để giúp các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn dồi dào hơn, tránh tình trạng phụ thuộc nhiều vào vốn ngân hàng.

Vực dậy bất động sản, kinh tế phục hồi, TS Huỳnh Thanh Điền
Không "gỡ" được điểm nghẽn bất động sản thì nhiều ngành kinh tế cũng khó tồn tại. (Ảnh: Hoàng Hà)

Cùng với dòng vốn, thị trường bất động sản hiện nay cũng vướng mắc rất nhiều ở câu chuyện pháp lý. Tuy nhiên, vướng mắc pháp lý không phải gần đây mới xuất hiện mà đã tồn tại từ trước đến nay. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao trước doanh nghiệp vẫn phát triển dự án dễ dàng, chính quyền địa phương vẫn cấp phép nhanh chóng? Bởi vì trước đây các địa phương cũng linh hoạt xử lý, nhưng hiện nay, thanh tra, kiểm tra, bắt bớ quá nhiều tạo ra tâm lý sợ trách nhiệm tại nhiều địa phương.

Ví dụ, việc tính thuế tiền sử dụng đất để cấp giấy chứng nhận cũng rất khó, vì phải định giá theo thị trường mà ít ai dám thực hiện vì sợ sai. Đây chính là vướng mắc phổ biến nhất.

Thực tế, nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc liên quan đến các dự án bất động sản đã được nhận diện, nhất là những vấn đề pháp lý thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo và đưa ra các chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn lúc này là trách nhiệm thực thi, sự khẩn trương của các địa phương trong việc triển khai giải pháp để hoàn thành thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản, tạo chuyển biến và tác động tích cực ngay, không thể để thị trường và các doanh nghiệp tiếp tục chờ.

PV: Đúng vậy. Có lẽ các doanh nghiệp và thị trường bất động sản đang trông chờ nhất vào tiến độ thực thi của các chính sách, để khôi phục lại niềm tin cho nhà đu tư và g đưc đến cùng từng vướng mắc cụ thể?

TS. Huỳnh Thanh Điền: Đồng ý là chính sách nào cũng có độ trễ. Từ khi vấn đề phát sinh thì phải tiến hành nghiên cứu và thông thường cần ít nhất 3 tháng mới có thể ban hành.

Do đó, để đẩy nhanh hiệu quả, khi xây dựng chính sách, cần ban hành sớm các văn bản dưới luật, quy định rõ ràng và cụ thể hóa trách nhiệm của các bên. Đặc biệt là phải thường xuyên kiểm tra tiến độ thực thi chính sách của các cơ quan, ban ngành được giao nhiệm vụ.

Còn nếu tiếp tục cho ra nhiều văn bản để báo cáo thành tích nhưng thực tế kết quả không tới đâu thì sẽ không giải quyết được gì. Việc ban hành chính sách không khó và không quan trọng bằng việc thực thi hiệu quả chính sách thông qua hành động cụ thể.

Vực dậy bất động sản, kinh tế phục hồi, TS Huỳnh Thanh Điền

PV: Theo NHNN, tính đến ngày 20/4, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 12,23 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 2,57% so với cuối năm 2022. Đây đưc đánh giá là mc tăng trưởng còn khiêm tốn. Tuy nhiên, Phó Thống đốc NHNN khẳng định, thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện rất dồi dào, không có lý do gì để nói tín dụng tăng trưởng thấp vì thiếu vốn, thiếu hạn mức (room) tín dụng. Phía NHNN đã tạo điều kiện rất tích cực hỗ trợ gỡ khó khăn cho th trường bất động sản, sử dụng tất cả những công cụ chính sách có thể đưc để tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Theo ông, đâu là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tín dụng thấp trong 4 tháng đu năm 2023?

TS. Huỳnh Thanh Điền: Thật ra, tiền trong ngân hàng vẫn còn nhưng khả năng hấp thụ không có. Vì vậy, để tăng khả năng hấp thụ thì Chính phủ cần tuyên truyền rằng room tín dụng đã và đang được mở để tâm lý nhà đầu tư tốt hơn, muốn quay trở lại thị trường.

Đặc biệt, kinh tế thế giới đang có chuyển biến khôi phục, lạm phát được kiềm chế thì Chính phủ phải đưa ra thông điệp rõ ràng là không thắt chặt tiền tệ nữa mà mục tiêu của giai đoạn này là kích cầu sản xuất, tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi nắm bắt được thông điệp như vậy thì nhà đầu tư sẽ mạnh dạn, dám đi vay, dám đầu tư.

PV: Xin ông chia sẻ rõ hơn về các giải pháp gia tăng kh năng hấp thụ của nền kinh tế?

TS. Huỳnh Thanh Điền: Tôi cho rằng, trước hết, phải nhanh chóng thực hiện có hiệu quả các biện pháp kích cầu nội địa.

Lấy ví dụ đối với ngành du lịch, để kích cầu nội địa chúng ta có thể thực hiện những giải pháp như đưa ra các chương trình khuyến mãi, liên kết các sản phẩm hấp dẫn hay hạ vé máy bay nội địa… Khi thực hiện tốt các giải pháp này thì chắc chắn sẽ giữ chân người dân ở lại trong nước thay vì đi du lịch nước ngoài.

Ngoài ra, tôi muốn nhấn mạnh đến việc cần phải xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội kiểu mới. Đồng thời, cần lấy đồng tư công để dẫn dắt đầu tư trong nước và bù lại sự suy giảm của xuất khẩu.

Vực dậy bất động sản, kinh tế phục hồi, TS Huỳnh Thanh Điền

Với chính sách tiền tệ, theo tôi nên đặt lại mục tiêu. Năm 2022, do lo ngại lạm phát nên chúng ta đặt mục tiêu là ổn định vĩ mô nhưng đến năm nay, lạm phát đã được kiềm chế phần nào thì phải đặt mục tiêu về tăng trưởng. Có nghĩa là phải tăng cung tiền vào nền kinh tế bằng con đường giảm lãi suất hoặc bằng cách dùng các nghiệp vụ thị trường mở, ví dụ như trái phiếu Chính phủ. Chính phủ phải mua trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp khi đó, tiền trong Chính phủ mới được chi ra.

Mới đây, Chính phủ đã có các thông tư cho phép ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp nhưng đây chỉ là câu chuyện giữa ngân hàng và doanh nghiệp, nói cách khác là dòng tiền xoay vòng giữa các nhà đầu tư với nhau.

Như vậy, về bản chất sẽ không làm thay đổi tổng cung tiền ra thị trường. Vì vậy, để tăng cung tiền ra thị trường thì cần tính đến giải pháp là một cơ quan đại diện Nhà nước tham gia vào hoạt động này, tất nhiên là chỉ mua lại những trái phiếu, cổ phiếu có tiềm năng phát triển, không vướng pháp lý…

Ngoài ra, cần phải hiểu chính xác việc tăng cung tiền không phải là Chính phủ đang cứu ai mà là đang khơi thông thị trường, lưu thông các hoạt động tiền tệ.

Tất nhiên việc nới chính sách tiền tệ nên thực hiện ở một mức độ phù hợp và có sự quan sát. Đặc biệt, việc nới lỏng hơn chỉ nên hướng vào các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phát triển bất động sản sơ cấp, không hướng dòng tiền vào những nhà đầu cơ.

Về chính sách tài khoá, năm 2022 nước ta đặt mục tiêu bội chi ngân sách 4%, nhưng cuối cùng tổng kết ngân sách bội thu tăng gần 20% so với dự toán.

Tôi cho rằng, điều này đang có vấn đề. Khi nền kinh tế khó khăn, thì Nhà nước không nên thu tiền, không nên đặt mục tiêu tăng thu ngân sách mà thay vào đó là chi tiền để kích thích sự tăng trưởng, giúp doanh nghiệp có dòng tiền và người lao động có việc làm. Và như tôi đã nói là nên đẩy mạnh đầu tư công. 1 đồng đầu tư công có thể kích thích 10 đồng đầu tư tư nhân.

Vực dậy bất động sản, kinh tế phục hồi, TS Huỳnh Thanh Điền

PV: Tăng trưởng thấp trong quý I đang là hồi chuông báo động buộc các nhà làm chính sách phải nhận diện thẳng thắn hơn nữa những nguyên nhân đã gây ra vô vàn khó khăn cho các doanh nghiệp từ năm 2022 thì mới tìm ra được giải pháp đúng và trúng cho sự hồi phục của nền kinh tế?

TS. Huỳnh Thanh Điền: Việt Nam là quốc gia có độ mở nền kinh tế rất lớn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm một tỷ lệ rất cao. Điều này có nghĩa, một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất nhập khẩu quá nhiều thì thị trường thế giới giảm sẽ kéo theo nền kinh tế trong nước giảm.

Do đó, điều mà chúng ta cần nhìn nhận lại là rủi ro từ độ mở kinh tế lớn. Hiện nay, gần như hiệp định nào mình cũng gia nhập, doanh nghiệp FDI đến với Việt Nam cũng khá nhiều và khi thế giới có biến động, trục trặc thì họ rút tiền về.

Suốt một thời gian dài, Việt Nam đưa ra nhiều ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư nhưng việc nâng cao năng lực nội tại vẫn còn nhiều hạn chế.

Ở nhiều nước, thu hút FDI chỉ là tạm thời, nhằm mục đích nâng cao trình độ, năng lực của các doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp trong nước học được công nghệ, cách quản lý, phương pháp… Tuy nhiên, ở Việt Nam, hai khối doanh nghiệp này vẫn như hai mảng khác nhau trong nền kinh tế. Doanh nghiệp FDI thì chuyên xuất khẩu còn các doanh nghiệp nội địa thì chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước, những lĩnh vực xuất khẩu thành công không nhiều và đây là vấn đề cần được quan tâm thúc đẩy nhiều hơn.

Vì vậy, để giảm được rủi ro này thì Việt Nam cần xây dựng một hệ thống doanh nghiệp nội địa tốt, đủ mạnh và nên xây dựng một thế hệ FDI kiểu mới. Đó là các doanh nghiệp FDI “ăn sâu bám rễ” tại Việt Nam, để khi thế giới gặp trục trặc thì các doanh nghiệp này vẫn có thể duy trì và diễn biến bình thường, không chịu ảnh hưởng quá nhiều.

Vực dậy bất động sản, kinh tế phục hồi, TS Huỳnh Thanh Điền

PV: Ông có dự báo gì về tăng trưởng kinh tế trong 3 quý còn lại? Mục tiêu tăng trưởng 6,5% liệu có khả quan?

TS. Huỳnh Thanh Điền: Con số 6,5% hay bao nhiêu không quá quan trọng. Quan trọng là sức khoẻ của nền kinh tế có thực sự cải thiện, doanh nghiệp có duy trì được hoạt động, người dân có công ăn việc làm, nhà đầu tư có dám tham gia thị trường hay không?

Sẽ có hai kịch bản xảy ra. Nếu những đề xuất như tôi đã chia sẻ phía trên được thực hiện, làm nhanh, làm tốt thì chúng ta vẫn đảm bảo được mức độ tăng trưởng ổn định, không quá thấp, hồi phục được nền kinh tế.

Còn nếu không thực hiện được thì tăng trưởng kinh tế 3 quý còn lại khó khởi sắc, kéo theo tăng trưởng kinh tế cả năm giảm rất nhiều so với những năm trước đó.

Ngành xuất khẩu ít nhất phải đến cuối năm nay mới có khả năng khôi phục, bởi vì năm vừa rồi tồn kho rất lớn, trong khi đơn hàng trong năm nay giảm rất mạnh thì phải mất 1 năm các nước sử dụng hết hàng tồn kho thì người ta mới đặt hàng trở lại.

Động lực duy nhất cho nền kinh tế hiện nay là kích cầu nội địa bằng cách mở rộng tài khoá, tiền tệ, khơi thông cho bất động sản, thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh đầu tư công.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top