Aa

TS. Huỳnh Thế Du: Phải có chính sách thu từ đất tương ứng tránh đầu cơ, tạo quy hoạch treo

Thứ Năm, 28/09/2017 - 06:01

Tự nhận đề xuất của mình có thể khiến cho các tỉnh thu hút đầu tư khó khăn hơn, nhưng TS. Huỳnh Thế Du (Đại học Fulbright) cũng tự tin rằng nó sẽ giúp cho Việt Nam phát triển thực chất hơn.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế miền Trung 2017, TS. Huỳnh Thế Du cho biết diện tích các khu kinh tế ở miền Trung theo lên đến 1.500km2, gần bằng tổng diện tích đô thị hoá của Việt Nam trong quá trình phát triển 1.000 năm qua (khoảng 1.600km2 – số liệu World Bank 2010).

Ông Du bình luận đây là một con số phi thực tế, nằm trong chính sách cho thuê đất gần như bằng 0 của Việt Nam. Bởi vậy, các nhà đầu tư biết rằng 63 tỉnh thành nói chung và 9 tỉnh duyên hải miền Trung nói riêng có nhu cầu thu hút đầu tư rất mạnh.

Các nhà đầu tư trên thực tế chỉ đầu tư vào một tỉnh trong số đó, nhưng vì chính sách cho thuê đất gần bằng 0 cộng thêm các ưu đãi khác khiến cho tình trạng đất cứ được quy hoạch, rồi để đó, gây tình trạng hoang hoá.

Do đó, TS. Huỳnh Thế Du đề xuất Trung ương nên có chính sách làm sao phải có chi phí thuê đất, chi phí sở hữu đất đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi được địa phương cấp đất nếu không làm hàng năm vẫn phải đóng thuế đất hoặc kinh phí thuê đất một cách tương ứng.

Ông Du nói rằng đề xuất này có thể đi ngược, gây khó khăn cho địa phương trong việc thu hút đầu tư nhưng nó sẽ làm Việt Nam phát triển thực chất hơn. Bởi lẽ, nếu không loại bỏ được tình trạng trên, đất đai sẽ bị hoang hoá, gây bất ổn cho xã hội, đặc biệt khi nông dân bị mất đất.

Câu chuyện thứ hai được ông Du đề cập là việc không có thành công ở cả 9 tỉnh thành miền Trung, cho dù thành công vùng là có. Do vậy, theo ông, cần phải có cơ chế vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các vùng.

Ví dụ, miền Trung chỉ nên có 1 cảng nước sâu, các tỉnh sẽ tự đề xuất, cái nào tốt nhất thì được chọn. Các tỉnh cùng ngồi lại để chọn ra, nếu không làm được thì để cho người khác ví dụ đơn vị hợp tác chọn ra.

Thứ ba là về mô hình khu kinh tế, ban quản lý. Theo ông Du, Trung Quốc là điển hình rõ nhất mô hình đặc khu kinh tế, tạo ra đột phá về thể chế, tìm cách phát triển hạ tầng mềm. Ở Việt Nam, Bình Dương cũng có thể tính là mô hình thành công nhất, nhưng mô hình này đã không được tìm hiểu và phát huy.

Bên cạnh đó, ông Du cũng chỉ ra tình trạng khi khó khăn, doanh nghiệp và chính quyền địa phương chung lưng với nhau nhưng có của ăn thì hai bên gây khó cho nhau. “Việt Nam cũng thế, mô hình khu kinh tế, khu chế xuất, công nghiệp nếu không học hỏi tạo ra phát triển như hiện tại. Ba trăm khu công nghiệp của chúng ta bản chất là bốn bức tường”, ông nói.

Ban quản lý khu kinh tế như ông Du đánh giá là “một cửa thêm một chiếc khoá chứ không phải một cửa”. Ban quản lý đề xuất lên nhưng lấy ý kiến sở, ngành nên khó khăn. Bối cảnh hiện nay, Việt Nam nên xem lại mô hình khu kinh tế của mình, để tạo ra sự phát triển.

Ngoài ra, như TS. Du chỉ ra động cơ duy nhất khiến cho liên kết vùng và doanh nghiệp, thử nghiệm mô hình kinh tế Chu Lai, Dung Quất, các địa phương không hợp tác là doanh nghiệp. "Vấn đề chính là động lực và lợi ích, ví dụ hợp tác Dung Quất và Chu Lai, câu chuyện chia sẻ lợi ích, tạo việc làm như thế nào, phải trả lời câu hỏi. Nếu không thì chỉ là những câu chuyện gặp nhau nói điều này điều kia, động lực phát triển không có", ông nói.

Đề xuất, TS. Huỳnh Thế Du cho biết Việt Nam cần có chính sách để khu kinh tế, làm sao có đất của doanh nghiệp mà chiếm đất đầu tư phải có chi phí; tạo ra cơ chế hợp tác, cạnh tranh, Trung ương làm trọng tài; mô hình khu kinh tế, xem lại để tạo ra tâp trung vào tỉnh, hơn là tạo ra khu kinh tế hiện nay.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top