Aa

VAFI: Phải coi việc sửa đổi Luật là 1 cuộc cách mạng

Thứ Tư, 20/03/2019 - 21:01

Về Dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, VAFI cho rằng sửa đổi cần mang lại lợi ích cho nền kinh tế, cho cộng đồng doanh nghiệp và đặt ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hiệp hội Các nhà Đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có ý kiến gửi lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch & Đầu tư về Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

Theo VAFI, Dự thảo sửa đổi Luật cần mang lại lợi ích cho nền kinh tế, cho cộng đồng doanh nghiệp và đặt ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy kinh tế phát triển.

"Phải coi việc sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp là 1 cuộc cách mạng", văn bản kiến nghị của VAFI nhấn mạnh.

Vấn đề đầu tiên mà nhóm này đề cập tới là cần mở ra khuôn khổ pháp lý theo thông lệ thế giới tiên tiến để tăng cường thu hút vốn thêm nhiều vốn và công nghệ từ nhà đầu tư nước ngoài cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước, từ đó kích thích thị trường chứng khoán phát triển, kích thích dòng vốn đầu tư trong nước đầu tư vào thị trường chứng khoán và đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết.

Cụ thể, VAFI đề xuất Nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam thành lập doanh nghiệp của mình theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc tham gia cổ phần chi phối thì cần được coi là doanh nghiệp trong nước và được đối xử bình đẳng như nhà đầu tư trong nước từ các khâu thành lập, đăng ký kinh doanh, quản lý nhà nước về doanh nghiệp và phát triển đầu tư dự án.

"Việc hạn chế về tỷ lệ cổ phần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chỉ là số ít ngành nghề đặc biệt chứ không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục", ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch VAFI cho hay.

Theo VAFI, Dự thảo sửa đổi Luật cần mang lại lợi ích cho nền kinh tế, cho cộng đồng doanh nghiệp và đặt ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy kinh tế phát triển.

VAFI cho rằng Dự thảo sửa đổi Luật cần mang lại lợi ích cho nền kinh tế, cho cộng đồng doanh nghiệp và đặt ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy kinh tế phát triển. (Ảnh: Internet)

Thứ hai, nhóm này đề xuất cần đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục thành lập doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi, hiện đang có nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện hạn chế tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.

"Chúng ta cần nhận thức rằng ban hành ngành nghề kinh doanh có điều kiện để phục vụ công tác quản lý nhà nước chứ không phải hạn chế công nghệ và vốn từ nhà đầu tư nước ngoài", đại diện VAFI nhận định.

Trên tinh thần đó, VAFI cho rằng cần thống kê và loại bỏ khoảng 80% ngành nghề kinh doanh có điều kiện đang quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, đại diện VAFI nhấn mạnh: Luật ra đời phải có những giải pháp mạnh mẽ để cải cách triệt để và toàn diện khối doanh nghiệp nhà nước, do vậy, cần có những giải pháp quyết liệt để cải tổ DNNN.

Khái niệm DNNN đổi mới mà VAFI đề cập tới cần đáp ứng các tiêu chí: Phải là doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước, phải niêm yết chứng khoán và thuộc Danh mục ngành nghề mà nhà nước cần nắm giữ chi phối.

Đối với các DNNN khác và doanh nghiệp có cổ phần nhà nước không thuộc đối tượng trên thì phải thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn và niêm yết chứng khoán.

Việc đẩy mạnh hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn DNNN và niêm yết trên sàn chứng khoán, theo VAFI có thể sẽ đem lại hàng trăm tỷ USD cho đầu tư phát triển, giảm gánh nặng vay nợ của ngân sách nhà nước.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top