
Vì sao khu Tây Hà Nội trở thành ngôi sao sáng trong kỷ nguyên mới của thị trường BĐS?
Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ dịch chuyển từ mô hình đơn tâm sang đa trung tâm (đa cực) theo xu hướng chung của các thành phố lớn trên thế giới. Trong đó, khu Tây được định hướng trở thành trung tâm hành chính - kinh tế mới hiện đại, hội nhập. Đây không chỉ là bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị, mà còn là liều "doping" mạnh mẽ cho thị trường BĐS khu vực này.
Sau hơn 10 năm nhìn lại, diện mạo thị trường BĐS phía Tây Hà Nội đã "lột xác" ngoạn mục, từ vùng đất hoang sơ, hạ tầng nghèo nàn trở thành đại đô thị sầm uất, khang trang. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy, bởi nhiều năm qua, khu vực phía Tây luôn được ưu tiên đầu tư về hạ tầng với hàng loạt dự án tỷ đô.
Triển vọng phát triển vượt bậc của thị trường phía Tây đã thu hút sự đầu tư và đổ bộ rầm rộ của nhiều "ông lớn" bất động sản như: Vin Group, MIK Group, Masterise, CapitaLand, Keppel Land… góp phần kiến tạo nên các đô thị hiện đại, đa tiện ích như: Vinhomes Smart City, Vinhomes Green Bay, tổ hợp hạng A The Matrix One… đưa khu Tây trở thành trung tâm mới sầm uất, đáng sống bậc nhất Thủ đô.
Một số dự án lớn đang triển khai và hoàn thiện càng khiến thị trường BĐS phía Tây trở nên 'nóng' hơn bao giờ hết. Trong đó phải kể đến dự án Vinhomes Wonder City Đan Phượng, được triển khai trên địa giới hành chính của hai xã Tân Hội và Liên Trung, thuộc huyện Đan Phương - khu vực dự kiến sẽ được nâng cấp lên quận trong năm 2025. Đây là một trong những khu đô thị có quy mô lớn nhất phía Tây Hà Nội với diện tích quy hoạch lên đến 133,4 ha, chính thức được mở bán ngày 10/3/2025.
Bên cạnh đó, các tuyến đường lớn, hiện đại đang dần dược hình thành và đưa vào vận hành như: Đại lộ Thăng Long, Đường 32, đường vành đai 3 và 3.5, đường Lê Trọng Tấn, trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương, đại lộ Tây Thăng Long, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, tuyến Metro 5, 6, 7… tạo thành chuỗi giao thông liên hoàn, đồng bộ, kết nối khu Tây với các địa điểm khác thành phố.
Cụ thể, tuyến "đại lộ triệu đô" Tây Thăng Long quy mô 10 làn xe hiện đã hoàn thành khoảng 80%. Khoảng 2km cuối cùng kết nối trực tiếp đến dự án Vinhomes Wonder City (Đan Phượng) sẽ sớm hoàn thiện và thông xe trong 2025, giúp khai thông kết nối tới quận Tây Hồ, khu vực phát triển sôi động tại Võ Chí Công và khu vực Ngoại giao đoàn chưa đầy 20 phút di chuyển.
Đáng chú ý, tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài, nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông đã chính thức thông xe đoạn 1,9km ngay từ tháng 1/2025, và dự kiến thông xe toàn tuyến vào tháng 5/2025. Dư án có tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng, giúp kết nối giao thông, giảm ùn tắc và thúc đẩy thị trường BĐS phía Tây Hà Nội. Hay "siêu dự án" Vành đai 4 có chiều dài 112,8km kết nối 3 tỉnh thành Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh - đoạn qua khu vực phía Tây Hà Nội được kỳ vọng trở thành "vành đai kết nối mọi vành đai", góp phần thay đổi diện mạo toàn bộ khu vực phía Tây và kết nối các tuyến đường Bắc - Nam.
Cùng với cầu Thăng Long và cầu Nhật Tân đã hiện hữu, cầu Thượng Cát và cầu Hồng Hà, dự kiến sẽ khởi công và hoàn thành trong giai đoạn từ nay đến 2027, sẽ rút ngắn thời gian kết nối tới các khu vực Mê Linh, sân bay Nội Bài, Đông Anh, Sóc Sơn và các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang.
Kết hợp với hệ thống Metro số 4 nối Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Thanh Xuân - Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh trong tương lai, khu vực phía Tây sẽ có hạ tầng giao thông hoàn chỉnh và hiện đại bậc nhất trong khu vực.
Cộng hưởng với hệ thống giao thông đồng bộ, hạ tầng xã hội tại khu vực phía Tây cũng phát triển mạnh mẽ khi quy tụ hàng trăm điểm trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa – thể thao, công viên hiện đại… Tiềm năng và lộ trình phát triển của khu vực phía Tây Thủ đô đã kéo theo sự bùng nổ của các hoạt động đầu tư trong khu vực. Đây cũng là điểm khởi đầu cho xu hướng "Tây tiến" của một lượng lớn cán bộ công chức, chuyên gia và lao động chất lượng cao.
Theo ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), từ năm 2021 – 2024, tốc độ tăng giá của BĐS phía Tây Hà Nội cao hơn các khu vực khác trung bình từ 7-15%. Cùng với đó, Báo cáo thị trường bất động sản năm 2022 và 2023 của VARS cũng ghi nhận nhiều quý liên tiếp căn hộ phía Tây Hà Nội áp đảo về nguồn cung và giao dịch.
Theo ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), từ năm 2021 – 2024, tốc độ tăng giá của BĐS phía Tây Hà Nội cao hơn các khu vực khác trung bình từ 7-15%. Cùng với đó, Báo cáo thị trường bất động sản năm 2022 và 2023 của VARS cũng ghi nhận nhiều quý liên tiếp căn hộ phía Tây Hà Nội áp đảo về nguồn cung và giao dịch.
Quý III/2023, số căn hộ mở bán mới phía Tây chiếm gần 62% tổng nguồn cung. Từ quý IV/2023 đến hết quý II/2024, phía Tây Hà Nội tiếp tục là khu vực BĐS sôi động bậc nhất Hà Nội.
Trong đó, phân khúc thấp tầng bám theo các trục Vành đai 3,5 và Vành đai 4 liên tục thiết lập mặt bằng giá mới. Khảo sát thực tế cho thấy, giá biệt thự, liền kề tại Hoài Đức, Đan Phượng, Hà Đông tăng 30-50% so với cách đây hơn 1 năm. Hiện nay, nhiều dự án thấp tầng đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Chí Thanh – Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), Tổng Giám đốc Công ty Cao ốc Quốc tế Hồ Tây cho biết, trong vòng 10 – 15 năm qua, BĐS phía Tây Hà Nội đã có sự thay đổi đáng kể, từ một khu vực thiếu kết nối hạ tầng trở thành trung tâm sầm uất với sự xuất hiện của hàng loạt dự án lớn từ các chủ đầu tư. Nguồn cung thị trường đa dạng, sôi động với loại hình chiếm lĩnh nguồn hàng phân khúc thấp tầng là biệt thự, liền kề, shophouse.
Tuy vậy, ông Chí Thanh đặt nghi vấn về việc giá đất tại khu Tây Hà Nội đang ngày càng "leo thang" chóng mặt. Báo cáo của VARS ghi nhận nhiều quý liên tiếp phía Tây Thủ đô áp đảo về nguồn cung và giao dịch. Đơn cử, dự án Vinhomes Green Bay, giá bán vào năm 2019 khoảng 180 triệu đồng/m2, tới cuối năm 2024 đã được rao bán trên Batdongsan.com.vn lên tới 500 triệu đồng – 1 tỷ đồng/m2, tức tăng 177% - 455%/5 năm. Hay, Vinhomes Thăng Long, giá bán đã tăng từ 71,4 triệu đồng/m2 lên 200 triệu đồng/m2 sau 5 năm, trung bình tăng 36%/năm. Đây đều là những dự án kỷ lục gia tăng giá trị BĐS, đặc biệt là phân khúc thấp tầng.
Khảo sát thực tế cho thấy, phân khúc thấp tầng bám theo các trục Vành đai 3,5 và Vành đai 4 liên tục thiết lập mặt bằng giá mới. Theo ghi nhận cuối năm 2024, giá biệt thự, liền kề tại Hoài Đức, Đan Phượng, Hà Đông đã tăng 30 - 50% so với cách đây hơn 1 năm. Một số dự án có mức tăng đáng kể, lên tới 300 – 700 triệu đồng/căn trong vòng 3 năm.
Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội dù có sự tăng trưởng, nhưng vẫn chậm với sự phát triển của giá nhà. Trong 10 năm qua, thu nhập trung bình đã tăng khoảng 40%, từ 4,1 triệu đồng/tháng năm 2014 lên gần 11 triệu đồng/tháng, tính đến quý III/2024.
"Liệu tốc độ tăng giá BĐS phía Tây Hà Nội có đang quá cao so với khả năng chi trả của người dân? Nếu đà tăng giá này tiếp tục phát triển, tôi lo ngại về nguy cơ xuất hiện 'bong bóng' bất động sản. Bởi khi giá quá cao, khả năng thanh khoản sẽ giảm dần do ít người mua thực sự có nhu cầu ở hoặc đầu tư dài hạn", Ông Thanh nêu ý kiến.
Theo Ông Lê Đình Chung - Tổng Giám đốc SGO Homes, nhờ các dự án giao thông trọng điểm như Vành đai 4, Lê Quang Đạo kéo dài, Metro,… kết hợp cùng quy hoạch đô thị đồng bộ đã tạo đà thúc đẩy giá trị BĐS khu Tây tăng trưởng vượt bậc.
Ông Lê Đình Chung lấy ví dụ với Vinhomes Wonder City tại Đan Phượng – dự án đang trở thành tâm điểm thu hút môi giới và nhà đầu tư nhờ vị trí chiến lược và quy mô lớn. Kết nối hạ tầng hoàn hảo tạo ra lợi thế vàng cho Vinhomes, khi đại lộ Tây Thăng Long dài 33km nối Hà Nội (khu trung tâm Tây Hồ) tới Sơn Tây đang được gấp rút hoàn thiện. Đoạn từ Tây Tựu tới dự án chỉ còn khoảng 2km cũng đang gấp rút hoàn thành.
Vinhomes Wonder City được kỳ vọng sẽ kiến tạo nấc thang mới cho thị trường Tây Hà Nội, viết tiếp những kỷ lục gia tăng giá trị của phân khúc thấp tầng nhà Vin khi được hưởng lợi từ hàng loạt "cú huých" về quy hoạch, hạ tầng khu vực.
"Theo dự đoán, BĐS phía Tây Hà Nội sẽ tiếp tục sôi động trong nhiều năm tới, và mặt bằng giá chưa có dấu hiệu giảm. Động lực lớn đến từ các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như Vành đai 4, Metro, Lê Quang Đạo kéo dài, giúp khu vực này duy trì sức hút mạnh mẽ với nhà đầu tư", Ông Lê Đình Chung đánh giá.
Đồng ý kiến, nhiều chuyên gia BĐS trong ngành khẳng định: Hiện nay, phía Tây đang là khu vực được quan tâm bậc nhất Hà Nội, khi hội đủ các yếu tố như: tập trung nhiều cơ quan bộ ngành, tập trung lượng lớn công ty, văn phòng, trường đại học, cao đẳng… với nhu cầu nhà ở lớn. Trong 3-5 năm tới, quy hoạch hạ tầng đồng bộ, phát triển mở rộng giao thông kết nối tiếp tục là các yếu tố then chốt tạo đà thúc đẩy giá trị BĐS khu vực tăng cao.