Aa

Việt Nam, đất giấu vàng của nhà đầu tư quốc tế

Thứ Hai, 12/11/2018 - 06:01

Bất động sản Việt Nam thật sự đang bước vào giai đoạn của "thiên thời – địa lợi – nhân hòa". Những sự thay đổi của thị trường toàn cầu và trong hệ thống chính sách, đi kèm với lợi thế địa lý sẵn có đang biến từng "tấc đất" của chúng ta thành "tấc vàng".

Trên bờ sông Sài Gòn, ta có thể thấy TP.HCM đang dần đi vào đà phát triển. Với hơn 60 villa và khoảng 3000 căn hộ trải khắp 13 toà nhà, dự án mới của Vinhomes tỏ ra cực kỳ hấp dẫn với khách hàng nước ngoài, khi nó còn bao gồm một trường học quốc tế, các cửa hàng mua sắm, nhà hàng và một bến du thuyền lấp lánh. Thông qua những quảng cáo của Vingroup có sử dụng người nước ngoài, có thể thấy dự án này được định vị trở thành điểm thu hút giới đầu tư toàn cầu.

Golden River chỉ là một trong hàng loạt dự án hạng sang được dựng lên ở trung tâm TP.HCM trong những năm qua, phần lớn trong số đó đều rất hấp dẫn với nhà đầu tư quốc tế, mà kể từ năm 2015, đã có thể sở hữu lên tới 30% số căn hộ trong một toà chung cư. Thêm vào đó, nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam được tiếp nhiên liệu bởi tốc độ phát triển bất động sản chóng mặt và các nhà xây dựng đang làm việc hết công suất để theo kịp nguồn cầu.

Sông Sài Gòn tuyệt đẹp với hàng loạt dự án bất động sản tầm cỡ.

Sông Sài Gòn tuyệt đẹp với hàng loạt dự án bất động sản tầm cỡ.

Theo tổ chức CBRE, có khoảng 35.000 căn hộ cao cấp với giá xấp xỉ 35 triệu/m2 được đưa ra thị trường miền Nam trong vòng ba năm qua. Đây là một sự tăng đột biến so với giai đoạn 2012 - 2014, khi chỉ có gần 10.000 căn hộ được chào bán. Đối với Golden River, hơn một nửa số toà nhà đã được đưa ra thị trường và khoảng hơn 85% số căn hộ đã có chủ.

Đây không phải lần đầu tiên các dự án phát triển ở Việt Nam lọt vào mắt xanh đầu tư quốc tế. Khi chúng ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2007, các nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp ào ạt đổ về Việt Nam. Giá nhà tăng vọt. Và rồi khủng khoảng tài chính năm 2008 đã ép các nhà đầu tư tháo chạy, đánh giấu mốc 5 năm suy thoái khi giá các căn hộ mới ở TP.HCM rớt 30%, cổ phiếu thậm chí còn tồi tệ hơn.

Ngày nay, cầu đã lại tăng, phần lớn đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Năm 2017, theo CBRE, tỷ lệ người ngoại quốc mua chung cư ở TP.HCM tăng hơn 10% so với 2016, lên 64%. Báo cáo của Savills cũng cho thấy sự tăng trưởng trong số lượng người mua quốc tế. “Ở một vài dự án cao cấp hơn, 30% lượng phân bổ cho người nước ngoài nhanh chóng được lấp đầy”, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam ông Troy Griffiths, chia sẻ. Hầu hết môi giới ước tính số lượng người ngoại quốc giao dịch bất động sản ở Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ năm 2014.

Sự tăng lên này có được là nhờ ảnh hưởng của 2 yếu tố. Năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã thay đổi các đạo luật giúp người nước ngoài trong và ngoài nước mua bán bất động sản dễ dàng hơn. Cùng lúc đó, giá đất tại các thị trường “nóng” như Hong Kong, Thái Lan, hay Sydney vẫn tiếp tục “sốt”, khiến cho dân săn nhà châu Á lớp trung lưu phải sáng tạo hơn trong việc tìm bất động sản nghỉ dưỡng hoặc đầu tư. Việt Nam với các thành phố lịch sử và vùng ven biển giàu cơ hội đã lọt vào ống kính quốc tế như một địa điểm giải trí.

Một khách hàng đáng chú ý là Giám đốc điều hành năng lượng Trung Quốc, ông Alex Cus, đã đến thăm TP.HCM trong một chuyến công tác và bị choáng ngợp bởi tiềm năng của nơi này. “Tôi dành 3 tháng ở đây và ra đi với ấn tượng rất tích cực”, ông Alex Cus chia sẻ với tờ Financial Times. Năm 2015, ông Cus quay trở lại, tìm thấy bất động sản giá rẻ và một nền kinh tế mà theo ông, rất giống với Thượng Hải những năm cuối thập kỷ 90. Từ đó, ông đã mua hai căn hộ tại Việt Nam.

Theo ông David Blackhall, Giám đốc điều hành VinaCapital – quỹ bất động sản Việt Nam có tên trên sàn giao dịch London, nhu cầu nhà ở dân cư đô thị ở mức giá 80.000 – 200.000 USD (khoảng 1 tỷ rưỡi đến 4 tỷ rưỡi VND) cho tầng lớp trung lưu đang lên của Việt Nam là rất mạnh. “Các nhà phát triển có thể xây dự trữ cho khoảng 20 năm tới và vẫn có thể bán hết với mức giá đó”, ông David Blackhall nói thêm.

Phần lớn các dự án phát triển được xây dựng ở Sài Gòn, thành phố lớn nhất Việt Nam, nơi các nhà thầu và doanh nghiệp đã mua số lượng đất và bất động sản trị giá khoảng gần 30 nghìn tỷ đồng (tương đương 1.2 tỷ USD) trong hai năm 2016 và 2017. Ở Hà Nội, con số đó là gần 12 nghìn tỷ đồng. Trong số đó, các dự án cao cấp chỉ chiếm khoảng 2% thị phần và chủ yếu nằm ở các quận chính, nơi tập trung du lịch quốc tế và các trung tâm thương mại. Các căn hộ trung cấp thường được xây tại quận 2, 7 và 9.

Mặc dù không tạo được tiếng vang như TP.HCM, tuy nhiên, Hà Nội đang có những bước phát triển riêng nhờ sự trợ giúp của tập đoàn điện tử Hàn Quốc Samsung, nơi có 45.000 công nhân làm việc tại các cơ sở ven thành phố. Theo bà Đặng Phương Hằng, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, đang có hàng loạt các doanh nghiệp phát triển tại Hà Nội để hỗ trợ Samsung và CBRE cũng đang đón nhận nhiều yêu cầu từ phía Hàn Quốc mong muốn mua nhà ở gần đó.

Vẻ đẹp của thời gian và những văn hóa lịch sử là những yếu tố chính đưa đầu tư nước ngoài đến với Hà Nội.

Vẻ đẹp của thời gian và văn hóa lịch sử là những yếu tố chính đưa đầu tư nước ngoài đến với Hà Nội.

Ngoài ra, thu hút quốc tế tại Việt Nam không chỉ giới hạn tại các thành phố lớn. Bạn bè năm châu cũng rất hứng thú với những dự án dọc ven đường biển Việt Nam, những trung tâm du lịch như Quảng Ninh, Đà Nẵng hay là đảo Phú Quốc. Ngoài các đại gia người Việt tìm kiếm sở hữu ngôi nhà nghỉ dưỡng, khách quốc tế cũng chiếm một phần không nhỏ thúc đẩy thị trường, thông qua việc mua lại hoặc thuê mướn các căn biệt thự. Theo Tổng cục Du lịch, khách quốc tế đến Đà Nẵng tăng 38% và Phú Quốc tăng 72%, trong năm 2017.

Các biệt thự ven biển siêu cao cấp với bể bơi riêng cùng các dịch vụ cơ sở vật chất như nhà hàng 5 sao và sân golf được mở bán cho khách quốc tế với giá từ 700.000 - 2 triệu USD (tương đương với khoảng 16 - 46 tỷ VND). Ở Hội An, căn biệt thự một phòng ngủ với đầy đủ tiện nghi, bể bơi thuộc chuỗi resort Four Seasons Nam Hải có giá là 850.000 USD, khoảng gần 20 tỷ đồng.

Các khu vực ven biển là nơi có giá nhà tăng nhanh nhất. Theo CBRE, giá trung bình cho một căn biệt thự nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng tăng từ 53 triệu đồng năm 2016 lên tới 58 triệu đồng một mét vuông năm 2017. Cùng thời điểm đó, ở Phú Quốc, giá trung bình tăng từ 49 triệu đồng lên 56 triệu đồng một mét vuông. Tuy vậy, lượng cầu dường như vẫn theo kịp nguồn cung. Gần như toàn bộ 1.800 căn biệt thự nghỉ dưỡng ở Phú Quốc đã được bán hết khi năm 2017 khép lại. Trong khi 2016 chỉ đạt 90% trong tổng số 1.100 căn.

Các biệt thự nghỉ dưỡng dọc đường biển Việt Nam ngày càng thu hút khách đầu tư.

Các biệt thự nghỉ dưỡng dọc đường biển Việt Nam ngày càng thu hút khách đầu tư.

Ngược lại, chung cư tại TP. HCM có vẻ như đã bắt đầu chững lại. Cũng theo CBRE, giá căn hộ cao cấp tại Sài Gòn có mức tăng hết sức khiêm tốn, 2% trong năm 2017. Lãi suất cho thuê các căn hộ này cũng không đáng kể, dừng ở ngưỡng 4% với các chung cư thuộc những quận chính, và giảm từ 8% xuống 7% ở các khu vực lân cận.

Mặc dù những quy định về quyền sở hữu của người nước ngoài đã thay đổi, cùng với hàng loạt lợi thế riêng của Việt Nam, vẫn có một vài điều khiến nhà đầu tư quốc tế không chắc chắn. Ông Blackhall nói: “Cần phải nhớ rằng, mặc dù việc mua bán đã trở nên dễ dàng hơn, Chính phủ Việt Nam vẫn rất thận trọng với việc sở hữu bất động sản nhà ở của người nước ngoài".

Ông Cus, Giám đốc điều hành năng lượng Trung Quốc, to ra lo ngại với hai vấn đề chính. Thứ nhất, thị trường tài chính của VIệt Nam không hoàn toàn mở khi so với New York hay London. Và thứ hai, ông Cus cho rằng Việt Nam chưa phải là một thị trường tài chính lớn trên bình diện thế giới. “Tôi không nghĩ nó đủ mạnh để tạo nên một cuộc đình công tài chính lớn trên phố Wall”, ông Cus nhấn mạnh.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top