Aa

Vượt cung đèo Mã phục

Chủ Nhật, 19/02/2023 - 06:03

Đèo Mã Phục nằm trên địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng. Đèo có chiều dài hơn 3,5km, cao khoảng 700m so với mực nước biển. Nổi tiếng là một trong những cung đường hiểm trở vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong những con đèo trên trục đường Quốc Lộ 3 đi từ Phủ Lỗ (Hà Nội) đến cửa khẩu Tà Nùng, Cao Bằng. Có rất nhiều thuyết về tên gọi Mã Phục, nhưng thực tế khi tới đây, bất cứ du khách nào cũng dễ dàng nhìn thấy hai bên đường có hai khối đá vôi, dựng đứng chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đỉnh đèo Mã Phục bị kẹp giữa hai ngọn núi tựa như một cổng thành trước khi ra khỏi thành phố đi về 5 huyện phía Đông Thành phố Cao Bằng. Đây là con đường độc đạo nên từ lâu đã được coi là "tử huyệt" cho rất nhiều cuộc chiến trong lịch sử.

Đèo Mã Phục nằm trên địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng. Con đèo có chiều dài hơn 3,5km, cao khoảng 700m so với mực nước biển. Nổi tiếng là một trong những cung đường hiểm trở vùng núi Đông Bắc Việt Nam. Nhưng đây cũng chính là lý do khiến cho đèo Mã Phục là điểm đến của nhiều du khách.

Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong những con đèo trên trục đường Quốc Lộ 3 đi từ Phủ Lỗ (Hà Nội) đến cửa khẩu Tà Nùng, Cao Bằng. Có rất nhiều thuyết về tên gọi Mã Phục, nhưng thực tế khi tới đây, bất cứ du khách nào cũng dễ dàng nhìn thấy hai bên đường có hai khối đá vôi, dựng đứng chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục.

Để chinh phục đèo Mã Phục, du khách cần trải qua 7 tầng dốc xoáy với nhiều đoạn gấp khúc, uốn lượt theo sườn núi đá. Chơi vơi giữa một bên là núi một bên là vực sâu. Trên cung đèo này du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp thiên nhiên, hình ảnh ngôi nhà nhỏ được bao quanh bởi hàng rào đá rất đẹp mắt, ấn tượng.

Theo nghiên cứu, đèo Mã Phục là di sản địa chất cực kỳ độc đáo. Nơi đây vào khoảng 260 triệu năm về trước có rất nhiều núi lửa hoạt động ngầm dưới biển. Trải qua quá trình kiến tạo mới có hình dạng các cầu gối xếp chồng lên và có nhiều màu sắc, kích thước. Tại đèo, chỗ tiếp xúc với đá vôi (màu trắng) có thể thấy một loại đá khác màu xanh đen hình cầu (bazan cầu gối) là minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của trái đất, xứng đáng là di sản địa chất đặc sắc, là thành quả tuyệt vời của sự tiến hóa, của thời gian.

Đến thăm đèo Mã Phục vào buổi sáng sớm hay sau khi nắng bắt đầu tắt, trên đỉnh xuất hiện các đám mây lơ lửng mang đến vẻ đẹp huyền ảo. Mọi thứ vẫn còn hoang sơ, nguyên vẹn chỉ có núi rừng cây cối và những con người chất phác.

Chợ phiên trên đỉnh đèo

Có lẽ, không một con đèo nào lại đặc biệt như đèo Mã Phục, nơi có những phiên chợ họp ngay trên đỉnh đèo. Cứ 5 ngày một phiên vào mùng 3, 8, 13, 18, 23, 28 hàng tháng, những người Nùng, Tày, Dao từ các bản làng xa xôi lại vượt núi, gánh hàng lên họp mặt, từ hạt dẻ Trùng Khánh, dao cuốc xẻng Quảng Uyên... Một đặc sản nổi bật tại phiên chợ đó chính là thịt bò, luôn được du khách yêu thích lựa chọn mua về làm quà.

Chinh phục đèo Mã Phục, ngắm nhìn thiên nhiên toàn cảnh và mua đặc sản Cao Bằng ngay tại chợ phiên trên đỉnh đèo chính là một trải nghiệm vô cùng lý thú đối với mỗi du khách khi đến đây.

Làng bản hai bên con đèo mã Phục trong sương sớm

Bình minh trên đèo Mã Phục

Đường lên đèo Mã Phục

Hồ nước nơi chân đèo Mã Phục

Những cánh đồng lúa bên đèo Mã Phục

Chợ phiên nơi đỉnh đèo Mã Phục
Những vật dụng được bán tại chợ phiên
Sản vật địa phương bán tại chợ phiên trên đỉnh đèo Mã Phục

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top