xã hội hóa không gian xanh
Bài 3: Lời giải cho “bài toán” nhiều mệnh đề
Kiến trúcKhông thể phủ nhận việc xã hội hóa nguồn vốn để tạo ra nhiều hơn nữa không gian xanh công cộng là cần thiết. Tuy nhiên, hiện tại, hình thức này chưa được nhân rộng và việc xã hội hóa cũng chưa thực sự có hiệu quả mà ngược lại còn tồn tại nhiều bất cập. Theo các chuyên gia, mấu chốt của vấn đề nằm ở trách nhiệm quản lý của Nhà nước.
Bài 2: Chia phần "chiếc bánh lợi ích"
Kiến trúcTrước thực tế mảng xanh công cộng trong đô thị đang thiếu hụt trong khi nhu cầu ngày càng lớn, việc chia nhỏ nguồn vốn thông qua hình thức xã hội hóa, để doanh nghiệp tham gia vào phát triển hạ tầng xanh là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, câu chuyện này vẫn còn nhiều bất cập bởi “miếng bánh lợi ích” từ việc phát triển các dự án không gian xanh chưa được chia đều cho các bên liên quan.
Bài 1: Cán cân vẫn lệch!
Kiến trúcTốc độ đô thị hóa đã khiến mật độ dân số và cao ốc ở các đô thị lớn tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên, diện tích không gian xanh lại không được “trả lại” tương xứng mà đang ngày càng thiếu hụt. Bên cạnh nhiều dự án cây xanh mặt nước bị bỏ hoang, đắp chiếu, lại có những dự án dù đã hoàn thiện nhưng không phát huy hiệu quả, gây lãng phí lớn, càng khiến cho bài toán quy hoạch trở nên khó giải quyết.
Xã hội hóa không gian xanh: Nghịch lý "chìm" trong "tảng băng nổi"
"Tại sao những dự án do Nhà nước đầu tư còn chậm trễ như vậy lại không để cho các doanh nghiệp muốn hưởng lợi từ hạ tầng xanh tự bỏ vốn ra để phát triển nó. Nhà nước chỉ cấp đất thôi, còn nguồn vốn phải chia ra thành vốn xã hội hóa để cho doanh nghiệp làm"- đó là nhận định của TS. KTS. Trương Văn Quảng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia (VIUP) khi luận bàn về câu chuyện xã hội hóa không gian xanh.