Aa

Yêu cầu xử lý hình sự các vi phạm về đất đai tại Phú Quốc

Thứ Năm, 08/11/2018 - 14:00

Yêu cầu xử lý hình sự các vi phạm về đất đai tại Phú Quốc; Không được lấy đất sân golf để xây nhà ở thương mại; Nhà ở xã hội - “Nhà” đã đủ yếu tố “xã hội”?; Vinaconex "mất danh" cũng vì bất động sản?;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Không được lấy đất sân golf để xây nhà ở thương mại

Không được sử dụng đất xây dựng sân golf và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân golf để xây dựng nhà ở thương mại hoặc sử dụng vào mục đích khác.

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý được nêu ra trong Dự thảo Nghị định về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf đang được Bộ Kế hoạch & Đầu tư lấy ý kiến.

Theo dự thảo này có 7 hành vi bị cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf. Cụ thể, không được phép xây dựng sân golf khi chưa có quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.

Bên cạnh đó, không được sử dụng đất xây dựng sân golf sai mục đích. Việc kinh doanh sân golf và các dịch vụ liên quan không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, Nghị định này và pháp luật có liên quan cũng là hành vi bị cấm.

Ngoài ra, các hành vi sau cũng bị cấm: Lợi dụng kinh doanh sân golf để tổ chức hoạt động đánh bạc, gá bạc trái phép; Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; Không cung cấp thông tin hoặc không báo cáo khi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật; Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhà ở xã hội - “Nhà” đã đủ yếu tố “xã hội”?

Nhà ở xã hội là sản phẩm giao thoa giữa thị trường bất động sản và mục tiêu an sinh xã hội. Trong đó, mục tiêu an sinh xã hội được ưu tiên cao hơn mục tiêu lợi nhuận của thị trường. Để phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ đã đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cả 2 nhân tố Cung – Cầu của thị trường. Nhiều chính sách khởi nguồn từ ý nghĩa xã hội đầy nhân văn đã ra đời, tuy nhiên đến nay, hiệu quả của chương trình Nhà ở xã hội vẫn còn nhiều bất cập.

Một trong những chính sách nổi bật trong thời gian qua, có thể coi là cú hích đối với toàn thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà giá rẻ hỗ trợ người thu nhập thấp nói riêng là gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai, từ 01/6/2013 – 01/6/2016, chính sách này được đánh giá là thiếu hiệu quả, mặc dù đã giải ngân gần 100% nguồn ngân sách. Nguyên nhân chủ yếu do mục tiêu của chính sách là phục vụ an sinh xã hội, nhưng đơn vị được giao triển khai lại là các ngân hàng, tổ chức tài chính hoạt động theo mục tiêu thương mại, tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, quá trình triển khai đã xuất hiện nhiều biến tướng, đối tượng thực sự được tiếp cận nguồn vốn không còn đúng với mục tiêu ban đầu.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự thiếu hiệu quả trong quản lý và phát triển NƠXH chính là cách thức phân loại đối tượng. Đối tượng được hỗ trợ mua hoặc thuê mua hoặc thuê NƠXH theo quy định tại Điều 49 - Luật Nhà ở 2014 là 10 nhóm đối tượng cần ưu tiên trong xã hội. Tuy nhiên, trong cùng nhóm hoặc giữa các nhóm không chia nhỏ cơ cấu thu nhập. Nhìn sang mô hình phát triển NƠXH đang rất thành công tại Hàn Quốc, đối tượng được hỗ trợ mua hoặc thuê mua hoặc thuê NƠXH được chia thành 10 nhóm theo mức thu nhập.

Xem chi tiết tại đây

Đi tìm bản sắc đô thị Việt

"Ở đó không còn nơi ấy" - nữ văn sĩ Gertrude Stein đã thốt lên như vậy khi nhận ra rằng Oakland (Mỹ), nơi bà gắn bó thời ấu thơ, đã mất đi những nét riêng của chính mình. Cảm xúc của bà cũng là cảm xúc của rất nhiều người khi chứng kiến một nơi mình đã yêu và gắn bó đang dần thay đổi "hình hài".

Giống như một ngày, người Hà Nội nhận ra, Thủ đô không còn quyến rũ như vốn có, một Sapa không còn mang âm hưởng của núi rừng hồn nhiên và trong trẻo... mà tất cả được thay bằng những nhà cao tầng phơi bê tông trong nắng, những đường cao tốc trơ trọi... Nhưng dù nuối tiếc quá khứ, đô thị hóa vẫn là một quá trình không thể đảo ngược, tức là chúng ta đang vun vút trên con tàu một chiều và không thể quay lại vị trí cũ. Vậy làm thế nào để các đô thị giữ được bản sắc cho mình, làm thế nào để kết nối hiện tại với quá khứ? PV Reatimes đã có cuộc trò chuyện với GS.TS.KTS Tôn Đại, một người từng dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu về vấn đề này.

Theo GS.TS.KTS Tôn Đại, Bản sắc của một đô thị là những tính chất phân biệt đô thị đó với những đô thị khác. Một đô thị không có bản sắc là một đô thị không có đặc điểm riêng mà chung chung giống như nhiều đô thị, tựa như một con người không có tên họ riêng của mình vậy.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Yêu cầu xử lý hình sự các vi phạm về đất đai tại Phú Quốc

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về xử lý các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, đất rừng trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Theo đó, xét báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang về kết quả xử lý các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, đất rừng trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Phó thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường để tiếp tục kiểm tra các công trình xây dựng trái pháp luật trên đất nông nghiệp, đất rừng trên địa bàn huyện Phú Quốc.

Đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan đã buông lỏng quản lý, cấu kết, bao che, tiếp tay để xảy ra vi phạm, có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo xử lý hình sự đối với các đối tượng phá rừng phòng hộ, rừng quốc gia, lấn chiếm đất công chuyển nhượng trái phép (vi phạm pháp luật đất đai) theo đúng quy định của pháp luật.

Xem chi tiết tại đây

Vinaconex "mất danh" cũng vì bất động sản?

Thập kỷ trước, Tổng công ty Cổ phần Vinaconex được nhắc đến là một trong những thương hiệu hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam, nhất là trong hai lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản.

Vinaconex gắn tên tuổi với hàng nghìn dự án như Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính; Dự án Đại lộ Thăng Long; Hệ thống cấp nước sạch sông Đà – Hà Nội; Nhà máy xi măng Cẩm Phả; Khu đô thị mới Bắc An Khánh; các dự án thủy lợi - thủy điện, các dự án giao thông và hạ tầng (trong đó có Nhà ga T2 – sân bay quốc tế Nội Bài, cầu Bãi Cháy, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, khu công nghiệp công nghệ cao 2 - Hòa Lạc); Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Bảo tàng Hà Nội,...

Thế nhưng có vẻ như việc mở rộng hoạt động không đi liền với việc nâng cao năng lực quản lý, hoạt động kinh doanh của "huyền thoại" này ngày càng đi xuống không phanh. Đến mức không đủ sức giữ uy tín đã xây dựng trong nhiều năm.

Giai đoạn cuối năm 2012 có lẽ là thời kỳ đen tối nhất của Vinaconex khi bức tranh tài chính của Tổng công ty trở nên "xám xịt". Doanh thu toàn Tổng công ty đạt 12,6 ngàn tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2011; lợi nhuận trước thuế đạt 193 tỷ đồng, giảm 60% so với năm 2011 và cổ đông không có cổ tức.

Xem chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top