10. Mumbai (Ấn Độ) - 12,4 triệu dân
Mumbai nằm ở bờ Tây của Tiểu lục địa Ấn Độ và có dân số xấp xỉ 12,4 triệu người. Dân cư của thành phố tập trung chủ yếu xung quanh một pháo đài do Anh quốc xây từ thế kỉ 17. Hải cảng tự nhiên là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Vào thế kỉ 18, Mumbati có mức sản xuất tăng trưởng đáng kinh ngạc. Nơi đây quy tụ nhiều tỷ phú và triệu phú nhất của Ấn Độ và có nhiều tổ chức tài chính quan trọng như: Sàn Chứng khoán Bombay, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ. Ngoài ra, Mumbai cũng được coi là kinh đô nghệ thuật quốc gia nơi phát triển ngành công nghiệp Bollywood hay ngành công nghiệp chiếu bóng Marathi.
9. Quảng Châu (Trung Quốc) – 13,5 triệu dân
Quảng Châu được coi là trung tâm phía Nam của Trung Quốc, nơi có kinh tế, văn hóa, kĩ thuật và giáo dục đều phát triển. Vị trí nằm bên dòng Châu Giang tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của địa phương. Với lịch sử hơn 2.200 năm, Quảng Châu đóng vai trò quan trọng trên con đường tơ lụa.
8. Tokyo (Nhật Bản) – 13,6 triệu dân
Thủ đô của Nhật Bản nằm ở bờ Tây của đảo Honshu. Từng có tên Edo nhưng thành phố này đã được đổi tên vào năm 1868 khi Hoàng gia rời cố đô Kyoto đến đây sinh sống. Thành phố này là nơi đặt trụ sở của 1/5 các công ty trong danh sách Fortune Global 500 và được xếp hạng 4 trong danh sách Chỉ số thành phố toàn cầu (GCI). Ngày nay, ở Tokyo có rất đông người nước ngoài, trong đó người Trung Quốc và Hàn Quốc là nhiều nhất, sinh sống. Hầu hết các tập đoàn lớn và tổ chức tài chính quan trọng đều đặt trụ sở ở Tokyo, trong khi các công ty sản xuất tập trung chủ yếu là khu vực xung quanh thành phố này như Yokohama, Chiba và Kawasaki.
7. Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) - 14 triệu dân
Istanbul có lịch sử lâu đời khi được thành lập từ khoảng năm 660 trước công nguyên. Nơi đây từng là thủ đô của Đế chế La Mã, Đế quốc Byzantine, Đế quốc Latinh và Đế quốc Ottoman, sau này trở thành một trung tâm Hồi giáo lớn. Thành phố này nằm dọc theo con đường tơ lụa nổi tiếng, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa và dân cư. Thành phố với 14 triệu dân hàng năm đón hàng triệu du khách, là một trong những điểm đến được ưa thích ở châu Âu. Istanbul cũng nổi tiếng là một trung tâm lịch sử, nghệ thuật, văn hóa và giải trí. 6/ Karachi (Pakistan) - 14,9 triệu dân
6. Karachi (Pakistan) - 14,9 triệu dân
Karachi là thủ đô của tỉnh Sindh, nơi khu vực đô thị có tới 14,9 triệu dân. Thành phố đóng vai trò trọng yếu trên biển Ả Rập và sở hữu 2 trong những cảng lớn nhất Pakistan, gồm cảng Bin Qasim và cảng Karachi. Được hình thành từ năm 1729 với tên gọi Kolachi, Karachi từng là thuộc địa của Vương quốc Anh. Ngày nay, dân cư của thành phố rất đa dạng với nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau. Nền kinh tế của Karachi có giá trị khoảng 113 tỷ đô la vào năm 2014 và đóng góp 20% vào GDP đất nước.
5. Thiên Tân (Trung Quốc) – 15,2 triệu người
Thiên Tân là trung tâm kinh tế ở khu vực bờ biển phía Bắc của Trung Quốc. Nơi đây chứng kiến sự phát triển như vũ bão dưới thời Thanh và thời cải cách. Thành phố là cửa ngõ quan trọng dẫn đến Bắc Kinh với kiến trúc đậm chất châu Âu do ảnh hưởng của thời kỳ mở cửa thông thương với nước ngoài nhờ xuất phát điểm năm 1860, khi Thiên Tân trở thành cảng quốc tế. Năm 2014, GDP thành phố đạt 1.572 tỉ Nhân dân tệ và có mức GDP bình quân đầu người cao nhất cả nước – 17.126 USD.
4. Lagos (Nigeria) – 16 triệu dân
Lagos được phát triển từ một khu dân cư có tên Eko, và là trung tâm thương mại chính của Đế chế Benim. Người Bồ Đào Nha đổi tên khu vực này thành Lagos vào năm 1427 và vào năm 1851, người Anh đã sáp nhập thành thuộc địa của Anh. Lagos là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất ở châu Phi và thế giới với 16 triệu cư dân. Thành phố có sân bay quốc tế Murtala Muhammed, một trong những sân bay lớn nhất ở châu Phi và khoảng 82% tổng số chuyến bay quốc tế tại Tây Phi đến từ Lagos. Lagos đóng góp 32% GDP của Nigeria. Thành phố này cũng là trung tâm điện ảnh của đất nước và thường được biết đến với cái tên Nollywood. Nhiều bộ phim được quay ở vùng Festac của Lagos. Thành phố thường xuyên tổ chức các lễ hội văn hóa và là điểm đến ưa thích của nhiều du khách khi tới châu Phi.
3. Delhi (Ấn Độ) – 16,7 triệu dân
Thành phố Delhi được hình thành trong 2 thời kỳ. Delhi cổ nằm ở phía Bắc và mang nhiều giá trị lịch sử trong khi New Delhi được hình thành trong thời kỳ Ấn Độ thuộc Anh vào thế kỉ 20. Thủ đô của Ấn Độ bao gồm 2 khu vực thành thị và nông thôn. Delhi nằm ở bờ Tây của song Yamuna. Nơi đây có dân cư sinh sống từ thế kỷ 6 sau trước công nguyên và đã từng giữ vai trò thủ đô qua nhiều thời đại. Nền kinh tế thành phố ước tính đạt 450 triệu đô la và là nơi sản sinh ra 18 tỷ phú 23.000 triệu phú. Dân số nói trên được thống kê vào năm 2011.
2. Bắc Kinh (Trung Quốc) – 21,5 triệu dân
Thủ đô của Trung Quốc nằm trong vùng đồng bằng trung tâm ở phía Bắc nước này. Thành phố có một nền lịch sử đặc sắc, từng là một trong 4 thủ đô cổ xưa lớn nhất ở Trung Quốc. Nền công nghiệp ở Bắc Kinh đã phát triển vượt trội sau cuộc cách mạng năm 1949 với đa dạng mặt hàng gồm ô tô, hóa dầu, thiết bị hàng khôn vũ trụ hay chất bán dẫn… Là một trung tâm văn hóa, Bắc Kinh tự hào khi sở hữu tới 7 di sản thế giới được UNESCO công nhận.
1. Thượng Hải (Trung Quốc) – 24 triệu dân
Dân số 24 triệu người đưa Thượng Hải lên vị trí thành phố đông dân nhất thế giới. Nằm ở vị trí chiến lược trong đồng bằng sông Dương Tử, Thượng Hải cũng sở hữu bến cảng sầm uất nhất thế giới. Năm 2016, bến cảng này xử lý tới 37 triệu TEU (đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa). Tiềm năng kinh tế của Thượng Hải đã biến nó thành tâm điểm xung đột trong thế kỉ 19 khi người Anh và người Pháp tranh giành quyền kiểm soát thành phố. Người Nhật cũng xâm chiếm thành phố trong thế chiến thứ 2.
Ngoại từ đợt suy thoái toàn cầu năm 2008 – 2009, suốt từ năm 1992 đến nay, Thượng Hải đều chứng kiến sự tăng trưởng đáng nể. Ba lĩnh vực dịch vụ hàng đầu của Thượng Hải phải kể đến bất động sản, dịch vụ tài chính và bán lẻ, chiếm tới 40% tổng sản lượng toàn thành phố. Thượng Hải có nhiều khu công nghiệp lớn, điển hình như Khu Phát triển Công nghệ và Kinh tế Hồng Kiều Thượng Hải. Chính bởi sự phát triển mạnh mẽ này, Thượng Hải thu hút rất đông dân nhập cư từ các địa phương và các quốc gia khác như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc.