Tham dự hội thảo có các nhà khoa học, nhà quản lý và các chuyên gia đang đang việc tại các Cục, Vụ, Viện của thuộc Bộ Xây dựng, Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập TP.HCM.
Qua hội thảo, các nhà khoa học đều thống nhất ngập úng TP.HCM là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau:
Thứ nhất: Ảnh hưởng của mưa lớn bất thường (gồm tần suất, mô hinh, lượng mưa...).
Thứ hai: Thủy triều xâm nhập qua hệ thông sông Sài Gòn – Đồng Nai và sông Vàm Cỏ Đông cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, dẫn đến đỉnh triều cao hơn các mức tính toán cũ.
Thứ tư: Đô thị phát triển nhanh chóng dẫn đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đó có kỹ thuật thoát nước và chống ngập úng không theo kịp với tốc độ phát triển đô thị, cùng với hệ thống thoát nước cũ, nhỏ dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu thoát nước.
Thứ năm: Việc duy trì bảo dưỡng hệ thống thoát nước chưa được thực hiện tốt.
Thứ sáu: Ý thức của người dân còn hạn chế và việc quản lý chưa được thực hiện tốt nên nhiều nơi bị lấn chiếm, san lấp trái phép, tình trạng xả rác ra kênh rạch, cửa xả vẫn còn rất phổ biến làm thu hẹp dòng chảy, tắc nghẽn hệ thồng thoát nước, hố ga, của xả.
Thứ bảy: Thiếu sự đồng bộ trong quản lý cao độ xây dựng, dẫn đến tình trạng hình thành các vùng trũng thấp cục bộ, đặc biệt là các khu vực đô thị hiện hữu so với các tuyến đường mới được nâng cấp, hay các đô thị mới hình thành.
Thứ tám: Công tác dự báo chưa lường hết được được biến đổi khí hậu nên thông số thiết kế theo quy hoạch đã không còn phù hợp với tình hình thực tế khiến một số tuyến thoát nước dù mới được đầu tư cũng trở nên quá tài.
Thứ chín: Tiến độ triển khai quy hoạch và các dự án thoát nước, chống ngập úng còn rất chậm nên chưa đáp ứng được vấn đề thoát nước và chống ngập đô thị.
Chính vì vậy, theo bà Phạm Thị Nhâm – Phó viện trưởng Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia, để giải quyết vấn đề thoát nước và ngập úng đô thị tại TP.HCM không thể sử dụng một giải pháp đơn lẻ mà phải tổng hợp các giải pháp mang tình liên vùng theo lưu vực sông, theo toàn đô thị đến các giải pháp mang tính chi tiết cho từng dự án phát triển đô thị, từng khu vực đô thị, thậm chí từng công trình cụ thể, từ các giải pháp cứng gồm kỹ thuật công trình. Các giải pháp như: bơm, đề, cốt nền, hồ điều tiết đến các giải pháp mềm như bảo vệ rừng, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân...
Như vậy, muốn giải quyết tốt tình trạng ngập úng cần tầm nhìn của nhà quản lý, cần nguồn vốn lớn và các giải pháp xây dựng quy hoạch đồng bộ, tổng thể hệ thống thoát nước liên vùng kết hợp với xây dựng quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho TP.HCM mới giải quyết triệt để vấn đề ngập úng và thoát nước tại các đô thị nói chung và TP.HCM nói riêng./.