Thị trường bất động sản tỉnh lẻ: "Miếng bánh ngon" tạo chênh lệch địa tô khổng lồ
Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam vừa công bố, thị trường bất động sản phía Bắc trở nên sôi động từ cuối năm 2016 và thực sự phát triển từ đầu năm 2018. Báo cáo cũng cho hay, một số các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, thị trường bất động sản bắt đầu diễn ra sôi động với nhiều dự án đổ bộ. Đặc biệt phân khúc đất nền hút dòng vốn của các nhà đầu tư thứ cấp khi chính sách phân lô đổi thửa được thực hiện.
Theo lý giải của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, do giá đất ở Hà Nội bị đẩy lên cao, tạo ra xu hướng doanh nghiệp và nhà đầu tư dịch chuyển sang các tỉnh thành lân cận. Tại đây, các doanh nghiệp sẽ dễ phát triển dự án hơn với nguồn vốn đầu tư không quá lớn.
Giới chuyên gia cũng đánh giá, đây là xu hướng chuyển dịch tốt nhằm giảm bớt áp lực tại thị trường bất động sản truyền thống là Hà Nội và TP.HCM. Đây cũng là một động thái thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của thị trường bất động sản cả nước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Rót tiền vào kênh đầu tư "vua": Làm giàu chưa bao giờ dễ!
Khoảng 4 năm trở lại đây, sau trận đổ vỡ theo hiệu ứng domino (2008 - 2009) và đóng băng (2011 - 2013), thị trường bất động sản đã có sự chuyển mình, đất nền bắt đầu trở thành “ứng cử viên” đầy sáng giá trong mắt các nhà đầu tư và môi giới.
Theo các chuyên gia, tâm lý nhà đầu tư là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của thị trường bất động sản. Cũng nguyên nhân sâu xa đó mà phân khúc đất nền được nhắc đến như kênh đầu tư không đối thủ. Các chuyên gia cho rằng, xuất phát từ tâm lý Á Đông muốn có mảnh đất riêng để “cắm dùi” và “người thì sinh ra nhưng đất thì không” khiến các nhà đầu tư và môi giới yêu thích phân khúc này. Dù thời điểm giá đất tăng hay giảm nhưng với các nhà đầu tư, rót tiền vào đất nền là sự lựa chọn đầy an toàn và sẽ có lời.
Chưa kể, thời gian gần đây, giá đất nền bắt đầu sốt nóng khi chung cư đang bị “mất điểm” trong mắt nhà đầu tư vì những vụ cháy và các vụ tranh chấp liên quan tới người dân và chủ đầu tư.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bán đấu giá thành công dự án cao ốc 30 tầng xây dang dở tại trung tâm TP.HCM
Đây là khoản nợ đầu tiên mà doanh nghiệp này mua theo giá thị trường và thực hiện thỏa thuận phân chia số tiền chênh lệch với tổ chức tín dụng bán nợ là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau khi thu hồi.
Trong thời gian chào bán, có sáu khách hàng mua hồ sơ và tìm hiểu thông tin về tài sản đấu giá. Tuy nhiên, đến hết thời hạn đăng ký chỉ còn hai tổ chức tại TP.HCM nộp tiền đặt cọc thỏa mãn điều kiện tham gia.
Hai khách hàng này so kè giá qua năm vòng bỏ phiếu trực tiếp mới chọn được tổ chức thắng cuộc. Giá trúng đấu giá hơn 301 tỷ đồng, cao hơn 1,6 tỷ đồng so với mức khởi điểm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chiến tranh thương mại không còn là nguy cơ
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thực tế đã nổ ra. Vượt lên trên vấn đề thâm hụt thương mại, quan điểm cứng rắn của Donald Trump với Trung Quốc xuất phát từ tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành cường quốc không chỉ về kinh tế mà cả về công nghệ.
Trong đó, có những công nghệ hiện là thế mạnh vượt trội của Mỹ như hàng không vũ trụ. Để thỏa mãn tham vọng này, Trung Quốc ngoài việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ còn hợp pháp hóa việc ép buộc các doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ cho phía Trung Quốc để đổi lấy tiếp cận thị trường. Sáng kiến “Made in China 2025” là sự thể hiện rõ nhất tham vọng của Trung Quốc và cũng cho thấy mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích Mỹ.
Từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc gia tăng nhanh chóng và hiện chiếm tới 66% tổng thâm hụt thương mại Mỹ. Có thể nói sự thịnh vượng của Trung Quốc trong ít nhất 2 thập kỷ qua có được là nhờ thị trường và công nghệ Mỹ. Chính quyền Donald Trump chắc chắn sẽ không cho phép một quốc gia có tham vọng vượt Mỹ trong khi lại đang phụ thuộc vào Mỹ. Vì lẽ này, phía Mỹ đã đưa ra những điều kiện rất cao khi đàm phán với Trung Quốc, trong đó có:
Chấm dứt hỗ trợ nhà nước với các ngành ưu đãi theo chương trình “Made in China 2025”, chấm dứt việc ép buộc chuyển giao công nghệ từ các công ty Mỹ sang các công ty Trung Quốc.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhức nhối gian lận chuyển giá: Doanh nghiệp báo lỗ và con số "kỳ lạ"
Năm 2010, cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra tại 575 doanh nghiệp FDI, trong đó phát hiện 43 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và xử lý 37 doanh nghiệp được kết luận là vi phạm, truy thu thuế và phạt hành chính hơn 27 tỷ đồng.
Năm 2011, cơ quan thuế cũng tiếp tục thanh tra tại 1.276 doanh nghiệp kê khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá. Kết quả đã xử lý giảm lỗ 4.400 tỷ đồng, tiến hành truy thu và phạt hơn 1.650 tỷ đồng, tăng 4 lần so với năm 2010.
Đến năm 2012, cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra đối với 2.161 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết. Kết quả kiểm tra đã xác định lại doanh số của nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ sang có lãi và kiến nghị xử lý truy thu, phạt, truy hoàn gần 747 tỷ đồng; giảm lỗ 4.776 tỷ đồng, giảm khấu trừ 144 tỷ đồng.