Aa

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 35 năm ngày phát hành số báo đầu tiên

Thứ Năm, 09/07/2020 - 12:19

Sáng 9/7, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm ngày phát hành số báo đầu tiên và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Báo Pháp luật Việt Nam ra số đầu tiên vào ngày 10/7/1985. Trải qua 35 năm (10/7/1985 - 10/7/2020), từ tờ báo định kỳ mỗi tháng xuất bản hai lần mang tên “Pháp luật thường thức”, Báo PLVN đã khẳng định tên tuổi và thương hiệu, trở thành một trong những tờ báo hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông tư pháp, pháp luật…, góp phần xây dựng đất nước dân chủ, công bằng, văn minh và phát triển bền vững.

Báo PLVN vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhất lần thứ 2, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trao.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, TS. Đào Văn Hội - Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam hồi tưởng, giờ phút này 35 năm về trước, tờ báo Pháp luật thường thức, sau này là Báo Pháp luật, đến nay là Báo Pháp luật Việt Nam, lên khuôn chuẩn bị phát hành số báo đầu tiên. Đó là một sự kiện trong làng báo chí cách mạng Việt Nam, bởi đó là tờ báo đầu tiên có măng séc “Pháp luật” trong các cơ quan Khối Nội chính.

Qua 35 năm xây dựng và phát triển, Báo Pháp luật Việt Nam đã và đang ngày càng lớn mạnh, trở thành một trong những cơ quan báo chí có đóng góp quan trọng trong công tác định hướng thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Tiến sĩ Đào Văn Hội, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo PLVN (thứ 3, từ trái sang); ông Trần Đức Vinh, Phó Tổng biên tập Báo PLVN (ngoài cùng bên phải) cùng nguyên lãnh đạo Báo PLVN.

Báo Pháp luật Việt Nam hiện có 11 ấn phẩm báo giấy và báo điện tử, với đội ngũ gần 300 cán bộ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên ở 13 ban chuyên môn và 16 cơ quan đại diện, văn phòng đại diện trên địa bàn cả nước và gần 300 cán bộ, phóng viên, cộng tác viên như ngày hôm nay.

Báo PLVN thực sự đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật với cán bộ, nhân dân ở nhiều mức độ khác nhau, góp phần đáng kể vào việc làm đời sống pháp luật sống động; xã hội quan tâm hơn đến lĩnh vực pháp luật, pháp chế, pháp lý và khơi gợi cổ vũ tinh thần thượng tôn pháp luật; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top