Aa

Bất động sản 24: Nhà đầu tư lưu ý gì khi thị trường đang say trong sốt đất?

Thứ Tư, 24/03/2021 - 10:30

Nhà đầu tư lưu ý gì khi vào thị trường BĐS lúc “sốt nóng”?; Giá nhà đắt đỏ, nhiều người tìm mua chung cư cũ... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Nhà đầu tư lưu ý gì khi vào thị trường bất động sản lúc “sốt nóng”?

Bà Kim Ngọc, Giám đốc Bộ phận Thẩm định và Tư vấn, Colliers Việt Nam cho rằng, người mua đất cần tìm hiểu thông tin từ nguồn chính xác để không bị tác động tâm lý bởi hiệu ứng đám đông.

Theo bà Ngọc, sốt đất có thể dẫn đến một số hệ lụy như: nợ xấu tăng và xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội của cả khu vực. Giá đất liên tục tăng cao khiến người có nhu cầu thật sự không có khả năng mua để ở, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ thị trường bất động sản. Khi nhà đầu tư không kịp bán nhanh sẽ bị chôn vốn hoặc mất vốn. Nếu sử dụng đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư còn chịu áp lực lãi vay và trả gốc dẫn đến nguy cơ mất khả năng trả nợ và khoản vay của họ thành nợ xấu, ngân hàng cũng rất khó để thu hồi số tiền cho vay.

Kim Ngọc, Giám đốc Bộ phận Thẩm định và Tư vấn, Colliers Việt Nam
Bà Kim Ngọc, Giám đốc Bộ phận Thẩm định và Tư vấn, Colliers Việt Nam

Bên cạnh đó, sốt đất là một phần nguyên nhân dẫn đến việc phân lô bán nền đất nông nghiệp, tạo ra nhiều rủi ro pháp lý về quyền sử dụng đất khi phân lô bán trái phép, tranh chấp giao dịch mua bán, các chủ đầu tư nhỏ lẻ không đủ điều kiện phát triển dự án (chủ đầu tư "ma").

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bê bối công viên, hồ điều hòa: "Bị che mờ mắt mới không thấy sai phạm"

Hà Nội đang dần bị phủ kín bởi bê tông. Thực tế, trong quy hoạch phát triển đô thị, Hà Nội không phải không dành đất để làm công viên, hồ nước. Vấn đề là quỹ đất đó đang bị “ngủ quên” trong vòng xoáy lợi ích và quả bóng trách nhiệm. Đất công viên, hồ điều hoà bị biến thành "sân nhà" trong những chiêu bài quảng cáo dự án bất động sản; nhiều công trình kiên cố ẩn nấp trong những khu đất vàng "thuê tạm" của công viên, người dân "chắt chiu" từng mảng xanh để hít thờ còn đất quy hoạch xây công viên lại bị bỏ hoang cho cỏ mọc cả thập kỷ...

Trước những nghịch lý đó, các chuyên gia cho rằng, chính quyền đã mở ra cuộc chơi xã hội hoá thì phải kiểm soát được cuộc chơi. Nếu cơ quan quản lý có trách nhiệm với công việc, với người dân, không bị che mờ mắt thì không lý gì lại không nhìn thấy những sai phạm đang diễn ra ngang nhiên như vậy. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giá nhà đắt đỏ, nhiều người tìm mua chung cư cũ

Có nhiều lý giải rất “hợp lý” cho xu hướng mua căn hộ chung cư cũ. Thứ nhất là hầu hết các khu chung cư cũ đều nằm tại các quận trung tâm nội thành Hà Nội, giao thông, sinh hoạt, buôn bán thuận tiện, hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ như bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí… Vì nhiều tiện ích như vậy nên người dân vẫn tìm cách sống trong nội thành.

Theo tìm hiểu, hiện các đô thị mới cách trung tâm Hà Nội từ 8 - 10km trở ra như Hà Đông, Tây Mỗ, Tây Tự… giá căn hộ chung cư cũng đã ở mức 22 - 35 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, giá nhà gắn liền với đất trong ngõ hẻm cũng không hề rẻ, ở mức trung bình 1,7 - 1,8 tỷ đồng/nhà 30 - 35m2.

Thứ hai là giá chung cư tại các toà nhà đã bàn giao khoảng 5 - 10 năm đã số đều ở mức 1, 1 - 1,6 tỷ đồng với diện tích 70 - 80m2. Trong khi cũng với số tiền và tiêu chí diện tích như vậy, người mua rất khó để chọn được một căn hộ ở toà nhà mới bàn giao.

Chị Nguyễn Thị Hạnh có một căn nhà khang trang hơn 100m2 ở khu vực cuối đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai), nhưng hầu hết các ngày trong tuần chị và hai con đều ở bên nhà ngoại tại khu tập thể Vĩnh Hồ (quận Đống Đa). Nguyên nhân là do cơ quan chị Hạnh ở đường Nguyễn Chí Thanh, trong khi hai cháu nhỏ cũng học tại đây luôn, nên chỉ cuối tuần chị mới về nhà ở Lĩnh Nam. Chị Hạnh cho biết: “Ở nhờ nhà ông bà ngoại trong khu tập thể tuy chật chội một chút nhưng đi làm gần, các cháu lại có điều kiện học tập, chứ dưới Lĩnh Nam xa xôi bất tiện lắm”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giá đất tăng gấp đôi sau tin quy hoạch sông Hồng: “Không mua nhanh, mai chưa chắc còn“

Thông tin về Đồ án phân khu đô thị sông Hồng sẽ phê duyệt và ban hành vào tháng 6 tới đã khiến giá đất nhiều quận, huyện trở nên sôi động. Theo khảo sát của phóng viên Reatimes, tại khu vực Thạch Cầu (Long Biên, Hà Nội), một mảnh đất trong ngõ rộng 3m được chào bán với giá 50 triệu đồng/m2, trong khi trước đó giá đất tại khu vực này chỉ  25 - 30 triệu đồng/m2.

Sở hữu nhiều mảnh đất tại Thạch Cầu, chị Ngọc (bán trà đá tại Thạch Cầu) cho biết, giá đất tại đây đang có xu hướng tăng cao sau khi có thông tin Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Gia đình chị cũng đang cần tìm mua thêm, nhưng không còn đất để mua.

sốt đất vén ông hồng
Số điện thoại của môi giới xuất hiện khắp mọi chỗ.

Theo chị Ngọc, phần lớn đất tại khu vực Thạch Cầu đều là đất vườn, không có sổ đỏ. Tuần trước, giá đất không có sổ tại Thạch Cầu khoảng 20 triệu đồng/m2 sát mặt đường lớn thì nay đã lên 25 triệu đồng/m2, thủ tục sang nhượng bằng giấy viết tay chỉ cần 2 bên đồng ý.

Trong vai nhà đầu tư, phóng viên tìm tới một môi giới tên Hà để xem các khu đất sạch tại Cự Khối (Long Biên, Hà Nội). Theo lời chị Hà, nếu trước khi có quy hoạch tại đường ngõ rộng 3m chỉ khoảng hơn 20 triệu đồng/m2 thì nay đã lên 34 - 37 triệu đồng/m2. Thậm chí nhiều nhà đầu tư buổi tối vẫn tìm tới xem đất, giao dịch chỉ diễn ra trong 1 - 2 ngày.

“Giá đất tăng cao, nhiều người đi ô tô tới tìm đất, chỉ 1 tuần có thể em lãi 3 - 5 triệu đồng/m2, không mua nhanh ngày mai chưa chắc còn”, chị Hà khẳng định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khách sạn Nha Trang điêu đứng vì dịch

Theo tìm hiểu của phóng viên, trên các diễn đàn bất động sản từ dịp trước Tết Nguyên đán tới nay, các thông tin rao bán khách sạn tại Nha Trang ngày một dày đặc. Dạo một vòng qua các kênh mua bán bất động sản, giá khách sạn được rao bán từ 10 - 700 tỷ đồng đều có.

Đơn cử như một khách sạn mini trên đường Trần Phú - tuyến phố đắt giá bậc nhất Nha Trang với diện tích 75m2, 25 phòng chỉ có giá 26 tỷ đồng. Khách sạn tại hẻm 96 Trần Phú, cách biển 100 với 35 phòng cũng chỉ được rao bán với giá 42 tỷ đồng.

Liên hệ với số điện thoại của chủ khách sạn mặt tiền biển Trần Phú, một người phụ nữ trả lời bằng giọng miền Bắc giới thiệu là chủ khách sạn cho biết đã rao bán nhiều tháng nay nhưng không tìm được khách mua. Khách sạn chỉ mới được sang nhượng lại cho vị chủ này hồi cuối năm 2019, nhưng hoạt động chưa lâu thì gặp phải tác động của đại dịch, không thể chi trả nổi chi phí vận hành, lãi suất ngân hàng trở thành gánh nặng. Vị này cũng cho biết rất nhiều chủ khách sạn không phải dân địa phương cũng đang "tháo chạy" khỏi thị trường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top